Quốc tế

Ukraine 'phá bĩnh' Nga chế tạo máy bay vận tải quân sự An-124 thế nào?

​Nhiều năm qua Nga và Ukraine không ngừng tranh cãi về vấn đề chế tạo máy bay vận tải chiến lược An-124, Nga mặc dù nắm được toàn bộ quy trình chế tạo, nhưng Ukraine là quốc gia sở hữu bản quyền chế tạo.

Chương trình nâng cấp siêu vận tải cơ An-124 của Nga gặp khó / Nga thử nghiệm hầm gió siêu vận tải cơ thay thế An-124

Máy bay vận tải quân sự như An-124 có ý nghĩa chiến lược đặc biệt với Nga, nhiều năm qua Moscow có thể nói là đã “thuộc nằm lòng” công nghệ chế tạo loại máy bay vận tải chiến lược quan trọng này và cũng đang nỗ lực để sản xuất nó. Tuy nhiên, hoạt động chế tạo An-124 của Nga đang gặp những khó khăn không nhỏ, đa số đều là do Ukraine. Kiev là quốc gia có quyền sở hữu trí tuệ đối với An-124 và Ukraine đang đấu tranh mạnh mẽ để ngăn cản Nga chế tạo dòng máy bay này.

Máy bay vận tải chiến lược An-225. Nguồn: eastday.com.

Cho dù đó là An-225 hay An-124 và các mô hình vận chuyển khác, chỉ cần có tiền tố "An" là công trình của Cục thiết kế Antonov. Trong thời kỳ Liên Xô, do cách bố trí công nghiệp, mặc dù các khâu thiết kế, sản xuất, lắp đặt và bán hàng được tiến hành ở các khu vực khác nhau, nhưng hệ thống hàng không vẫn là một tổng thể.

Sau khi Liên Xô tan rã, mặc dù Nga, Ukraine và các nước khác được thừa hưởng "di sản" của ngành công nghiệp quân sự Liên Xô ở các mức độ khác nhau, nhưng do sự thay đổi quan hệ giữa các nước, nên không thể giữ nguyên phương thức hoạt động ban đầu. Ngoài ra, do kinh tế khó khăn, các đơn hàng không ổn định, hoạt động cung cấp và quản lý không tập trung và thống nhất, ngành hàng không Nga và Ukraine dần dần rơi vào tình trạng khó khăn.

Siêu vận tải cơ An-124 của Nga. Nguồn: eastday.com.

Mặc dù hai nước đã duy trì hợp tác trong một số lĩnh vực nhất định, nhưng với sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, cũng như thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và vấn đề chảy máu chất xám, nên cả hai bên rơi vào tình huống “khó xử” và dần tách khỏi nhau.

Trong những năm gần đây, do cuộc khủng hoảng ở Ukraine, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự hợp tác trong ngành công nghiệp quân sự. Đối với Antonov Airlines, trước cuộc khủng hoảng, một nửa sản phẩm của họ phụ thuộc vào việc Nga cung cấp các linh kiện, trong đó 78% các bộ phận của máy bay vận tải An-124 đến từ Nga.

 

Máy bay vận tải An-132 không sử dụng linh kiện do Nga sản xuất. Nguồn: eastday.com.

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã trực tiếp làm Antonov Airlines mất đi năng lực sản xuất, khả năng bảo dưỡng máy bay cũng bị suy yếu rất nhiều, do đó khoảng 40% số máy bay hiện tại phải bay đến các xưởng sửa chữa máy bay ở các nước Trung Á để bảo trì. Công ty này cũng tiến hành hợp tác với các nước Âu – Mỹ, máy bay vận tải An-132 đã không phụ thuộc vào linh kiện của Nga, nhưng tiến độ đặc biệt chậm chạp. Theo thống kê, tính đến năm 2017, nợ nước ngoài của Antonov Airlines đã lên đến 44 triệu USD và đang trên bờ vực phá sản.

Đối với Nga, Moscow cũng khó có thể hồi phục dây chuyền sản xuất An-124. Mặc dù Nga sở hữu dây chuyền sản xuất mẫu máy bay này ở Ulyanovsk, nhưng Ukraine từ lâu đã khăng khăng đòi quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ của mình. Cho đến năm 2016, Antonov Airlines vẫn công khai từ chối cấp cho Nga quyền sử dụng An-124.

Ngoài ra, ngay cả khi Nga bỏ qua tranh chấp sở hữu trí tuệ, thì việc thiếu một động cơ phù hợp vẫn là "rào cản" lớn để tiếp tục sản xuất An-124. Động cơ phản lực D-18T của An-124 được sản xuất bởi công ty Motor Sich của Ukraine, do vậy, Nga đã không thể hoàn thiện các thông tin kỹ thuật và dây chuyền sản xuất, và hiện tại vẫn không có sự thay thế hoàn hảo nào.

Những bất đồng chính trị giữa Nga và Ukraine đã làm "tê liệt" dòng máy bay chiến lược như An-124. Nguồn: eastday.com.

Trong bối cảnh quan hệ chính trị bị “bóp méo”, hợp tác công nghiệp quân sự Nga-Ukraine còn cần cả chặng đường dài để có thể cải thiện. Hoàn cảnh của Antonov Airlines và ngành hàng không vũ trụ chỉ là một góc của “tảng băng trôi”. Những ngành công nghiệp khác, như ngành đóng tàu và công nghiệp vũ khí, cũng đã gặp phải vấn đề ở các mức độ khác nhau.

 

Do vậy, cuộc khủng hoảng Ukraine đã thay đổi sâu sắc mô hình công nghiệp "đông nặng, tây nhẹ” được hình thành từ thời Liên Xô. Đối với ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, trong bối cảnh giậm chân tại chỗ như hiện nay, nó chỉ có thể đi thuê những “di sản” còn lại của các quốc gia khác để lấp đầy chỗ trống.

Tuy nhiên, đối với Nga, ngoài loạt sản phẩm do Antonov sản xuất, còn có máy bay vận tải quân sự-dân sự lớn Il-76. Với tải trọng tối đa 40 tấn và khả năng hành trình tối đa 5.000 km, Il-76 đã trở thành máy bay xuất khẩu và vũ khí chính của Không quân Nga, phiên bản nâng cấp của Il-476 cũng thu hút sự quan tâm chú ý sâu sắc của quốc tế.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm