Ukraine xây dựng hệ thống phòng không nhiều lớp khi Nga tăng cường tấn công
5 vũ khí cực lợi hại Nga dùng để cản phá đà tấn công của Ukraine / Vũ khí cải tiến và chiến thuật mới của Nga khiến Ukraine khó bứt phá
Nga đã thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công sử dụng tên lửa tầm xa và máy bay không người lái nhằm vào các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine kể từ tháng 10 năm ngoái. Hoạt động này được đẩy mạnh kể từ tháng 5/2023 khi Ukraine tích cực chuẩn bị phát động phản công.
>> Xem thêm:Ukraine đã sẵn sàng sử dụng xe tăng nguy hiểm nhất
Giới chức Kiev cáo buộc các cuộc không kích thường xuyên này đã phá hủy nhiều mục tiêu dân sự, một phần mục đích của các cuộc không kích cũng nhằm làm cạn kiệt kho dự trữ phòng không của Ukraine, tạo lợi thế trên không cho Nga.
Tổ hợp phòng không Avenger. Ảnh: Military.
“Điều khó khăn nhất là chúng tôi phải đối phó với một cuộc tấn công bằng nhiều phương tiện trên không cùng lúc”, chỉ huy một đơn vị phòng không Avenger – người có biệt danh Architect [tạm dịch là ‘kiến trúc sư’ – ND] – nghề nghiệp của anh này trước khi xung đột vũ trang bùng phát, chia sẻ.
>> Xem thêm:Nga trang bị tên lửa siêu thanh Zircon cho tất cả chiến hạm mới
“Khi cuộc tấn công diễn ra trong đêm, đồng loạt cả máy bay không người lái và tên lửa hành trình xuất hiện. Đó là khó khăn lớn nhất đối với chúng tôi”, anh Architect nói.
Architect chỉ huy một nhóm gồm 6 người, nhận nhiệm vụ cách đây khoảng 2 tuần sau khi được các chuyên gia quân sự Mỹ huấn luyện ở châu Âu. Họ vẫn chưa bắn hạ được bất kỳ tên lửa hoặc máy bay không người lái nào của Nga. Trong khi đó, Ukraine lại thông tin về tỷ bắn hạ các máy bay không người lái và tên lửa Nga ở mức “phi thường”, bao gồm cả tên lửa siêu thanh.
Mới đây nhất, hôm 16/6, Ukraine tuyên bố bắn hạ được 6 tên lửa hành trình và 6 tên lửa siêu thanh Kinzhal khi những tên lửa này nhằm vào các mục tiêu trong và xung quanh thủ đô Kiev. Thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng.Bất chấp các tuyên bố từ phía Ukraine, các tên lửa Nga vẫn thường xuyên lọt qua hệ thống phòng không của nước này. Cụ thể, hôm 14/6, Nga đã đánh trúng nhiều mục tiêu ở Odesa. Trước đó một ngày, Nga cũng phát động cuộc không kích nhằm vào quê hương của Tổng thống Volodymyr Zelensky gây ra nhiều thiệt hại.
Chạy đua với thời gian
Yuriy Sak, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết mặc dù nước này không còn đặt ưu tiên số một là thúc ép phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu F-16 nhưng Kiev vẫn thường xuyên yêu cầu và nhận được tên lửa phòng không để bổ sung cho kho dự trữ.
“Chiến thuật của Nga là sử dụng máy bay không người lái giá rẻ để làm cạn kiệt hệ thống phòng không của chúng tôi. Nó gần giống như một cuộc chạy đua với thời gian. Ai sẽ ra tay trước? Người Nga với tên lửa của họ hay tên lửa mà chúng tôi nhận được từ các đồng minh của mình?”, ông Sak nói.
Cho đến nay, Mỹ đã cung cấp ít nhất 12 tổ hợp tổ hợp phòng không Avenger cho Ukraine. Avenger (Kẻ báo thù) còn được biết đến với tên gọi khác AN/TWQ-1, là một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn của quân đội Mỹ, do tập đoàn công nghiệp quốc phòng Boeing chế tạo, được đưa vào sử dụng từ năm 1989.
Tổ hợp có trọng lượng 4,3 tấn; chiều dài 4,95 m; chiều rộng 2,49 m; chiều cao 2,64 m. Avenger được thiết kế với khả năng cơ động cao, hỗ trợ cho các đơn vị mặt đất chống lại máy bay thấp, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình.
>> Xem thêm:Nga trang bị tên lửa siêu thanh Zircon cho tất cả chiến hạm mới
Tổ hợp phòng không Avenger được đặt trên khung gầm xe Humvee, sử dụng động cơ diesel Detroit Diesel 6,2 lít; công suất 135 mã lực cho phép Avenger di chuyển với vận tốc tối đa 100 km/h, tầm hoạt động 480 km. Ngoài ra, nó có thể leo dốc 60%, vượt qua các chướng ngại vật thẳng đứng 0,5 m và băng qua các rãnh rộng 1,5 m.
Avenger được trang bị bệ phóng PMS, có 2 bệ 4 ống phóng với 8 tên lửa đất đối không tầm ngắn FIM-92 Stinger. Nếu cần thiết, bệ phóng PMS có thể được tháo ra khỏi xe và phóng tên lửa của nó cách xa phương tiện chiến đấu tới 50 m. Với tính tự động hóa cao, Avenger có thể hỗ trợ các xạ thủ một cách nhanh chóng và hiệu quả trong việc tìm diệt mục tiêu.
Avenger còn được trang bị súng máy 12,7 mm, sử dụng để chống lại các mục tiêu trên không và mặt đất với cơ số đạn mang theo là 200 viên.
Tổ hợp Avenger có kíp lái 2 thành viên, bao gồm người lái và chỉ huy. Một số trang bị tiêu chuẩn cho tổ hợp bao gồm: Hệ thống hồng ngoại, máy tính, thiết bị thông tin liên lạc; hệ thống xác định khoảng cách bằng laze giúp xác định vị trí của mục tiêu cả ngày lẫn đêm.
“Một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi khi chuyển đổi lực lượng vũ trang và xây dựng khả năng phòng không là tạo ra một hệ thống phòng không 3 lớp”, ông Sak nói.
Theo ông Sak, các tổ hợp Avenger được đánh giá cao ở tính cơ động trong việc chống lại các mục tiêu tầm ngắn và chi phí hoạt động cũng rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng hệ thống Patriot. Mặc dù đánh giá cao về tính hiệu quả của Avenger nhưng ông Sak thừa nhận Ukraine vẫn thiếu các hệ thống phối hợp tác chiến.
Trong nỗ lực xây dựng năng lực ngắn hạn, Ukraine đang hối thúc Australia cung cấp xe Hawkei dẫn động 4 bánh có thể gắn hệ thống phòng không và được sử dụng theo cách tương tự như Avengers, ông Sak cho biết.
Chỉ trong tháng 5 vừa qua, không quân Ukraine báo cáo đã bắn hạ 149 tên lửa hành trình, 399 máy bay không người lái, 7 tên lửa Kinzhal siêu thanh, 3 tên lửa đạn đạo cũng như 11 tên lửa Iskander. Tuy nhiên, những con số này vẫn chưa được kiểm chứng.
Trong khi đó, chỉ huy một đơn vị phòng không gần Kiev giấu tên cho biết, ông luôn nhận thức được trách nhiệm của mình và cố gắng hết sức để bảo vệ thủ đô, túc trực suốt ngày đêm để sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công của Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo