USS Gerald R.Ford chưa thể hoạt động sau 3 năm trang bị
Anh chọn vũ khí giúp F-35 đánh bại S-400 / Lục quân Nga đẩy mạnh thử nghiệm loạt vũ khí mới
Hãng Bloomberg News dẫn một bản báo cáo cho biết, một loạt hệ thống công nghệ mới trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford được đánh giá tối tân hàng đầu thế giới nhưng thực tế lại có độ tin cậy kém hoặc không ổn định, bao gồm hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) và thiết bị hãm đà tiên tiến (AAG).
Những nhược điểm nay có thể ảnh hưởng tới khả năng cho máy bay nhanh chóng xuất kích và hạ cánh một cách an toàn. Báo cáo do Trưởng ban Kiểm tra Vận hành và Đánh giá hoạt động Robert Behler soạn, dự kiến công bố vào cuối tháng 1/2021, kết luận hệ thống hỗ trợ cất hạ cánh của tàu sân bay Gerald Ford "không đáng tin cậy và thường xuyên hỏng hóc".
Tiêm kích thử nghiệm hạ cánh trên tàu USS Gerald R. Ford. |
Đây là trở ngại nghiêm trọng đối với lớp tàu sân bay mới nhất của Mỹ. Hải quân Mỹ tiến hành dự án trị giá 57 tỷ USD chế tạo 4 tàu sân bay lớp Ford nhằm thay đổi sức mạnh của hải quân nước này trong những thập kỷ tới.
Báo cáo của Behler cho biết thêm, trong 11 cuộc thử nghiệm trên biển trong giai đoạn tháng 11/2019 đến cuối năm 2020, tiêm kích trên tàu sân bay Gerald Ford cất hạ cánh 3.975 lần. Hệ thống EMALS đã thường xuyên phát sinh sự cố hoặc không cung cấp đủ lực để phóng những máy bay cỡ lớn.
Trong khi đó, hệ thống AAG trị giá gần một tỷ USD bộc lộ vấn đề gây "lo ngại về độ tin cậy", khi thất bại trong việc hãm tốc máy bay sau trung bình 48 lần, tỷ lệ cao hơn nhiều hơn so khả năng chấp nhận được trong thiết kế.
Theo kế hoạch ban đầu, con tàu sẽ chính thức nhận nhiệm vụ từ năm 2018, nhưng kể từ đó đến nay, Hải quân Mỹ đã vài lần ấn định thời điểm hoạt động nhưng tất cả đều bị lỡ hẹn. Mới đây Hải quân Mỹ đã tuyên bố, nhiều khả năng tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ có đủ khả năng hoạt động vào năm 2024.
Thế nhưng chính giới quân sự Mỹ cũng thừa chưa lấy gì đảm bảo con tàu có thể vận hành với toàn bộ khả năng như thiết kế vào năm 2024. Nguyên nhân là ngoài những sự số liên quan đến EMALS và AAG thì đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 2 trong tổng số 11 Thang máy Vũ khí Tiên tiến (AWE) của tàu có thể hoạt động.
Ngoài ra, các quan chức Hải quân Mỹ còn thừa nhận, kế hoạch lắp đặt AWE trước đó liên tục bị trì hoãn sau 4 sự cố trong giai đoạn 2015-2017, khi các thang nâng "tự chuyển động một cách mất an toàn".
Thang máy nâng vũ khí của USS Gerald R. Ford. |
Điều này khiến USS Gerald R. Ford được chuyển giao cho Hải quân Mỹ trong điều kiện thiếu thang nâng vũ khí, thiết bị quan trọng để chuyển bom và tên lửa từ kho chứa lên các tiêm kích trên boong. Vấn đề này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tác chiến của tàu.
Những tồn tại này đã khiến cho USS Gerald R. Ford dù đã được trang bị cho Hải quân Mỹ từ vài năm trước nhưng đến nay nó vẫn chưa thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu như những tàu lớp Nimitz cũ hơn. Sự chậm trễ này đã khiến kế hoạch tăng cường sức mạnh cho hạm đội tàu sân bay Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này