Quốc tế

Ưu thế vượt trội, vì sao F-22A vẫn bị tiêm kích đồng minh "bắn hạ" khi diễn tập?

DNVN - Có khả năng tàng hình cao, tưởng như F-22A Raptor của Mỹ sẽ luôn giành quyền chủ động "thấy trước bắn trước" và không để cho tiêm kích đối phương có cơ hội tiếp cận, nhưng điều ngược lại vẫn xảy ra.

Tiết lộ chấn động: Hàng ngàn tiêm kích nội địa Trung Quốc trước nguy cơ loại biên sớm / Lạ lùng khẩu trung liên ưa thích của đặc nhiệm Navy SEALs

Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-22A Raptor của Không lực Hoa Kỳ được đánh giá có năng lực không chiến ngoài tầm nhìn hàng đầu thế giới vào thời điểm hiện tại, vượt xa bất kỳ đối thủ nào trên thế giới.

Sở hữu diện tích phản xạ radar (RCS) cực nhỏ ước chừng chỉ vào khoảng 0,0001 m2 (tương đương đồng xu). Đi kèm radar mảng pha quét chủ động (AESA) cực kỳ hiện đại AN/APG-77v1 phát hiện được mục tiêu có RCS 1 m2 từ cự ly 400 km, F-22A đảm bảo sẽ thấy trước và bắn trước khi đối thủ còn chưa nhận ra sự có mặt của nó trong khu vực.

Tuy vậy, trong một số cuộc tập trận với nhiều lực lượng không quân trên thế giới, trước các đối thủ như Eurofighter Typhoon hay Rafale thuộc thế hệ 4,5 thì kết quả đối đầu của F-22A lại không như quảng cáo, nguyên nhân là do đâu?

Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Không lực Hoa Kỳ trong một cuộc tập trận với đồng minh NATO

Tiêm kích tàng hình F-22A Raptor của Không lực Hoa Kỳ trong một cuộc tập trận với đồng minh NATO

Vấn đề đầu tiên cần phải nhắc tới đó là hiện nay các thông số của F-22A được nhà sản xuất công bố mới chỉ ở mức sơ lược, chưa một đối thủ nào nắm rõ chi tiết tính năng kỹ chiến thuật của nó.

Nhằm giữ bí mật về tham số của radar như tầm hoạt động thực tế, tần số sóng, chế độ làm việc... khi "giao lưu" với không quân nước ngoài thì radar AN-APG-77v1 chỉ bật chế độ luyện tập "trainning mode" với tầm trinh sát tối đa 50 km và sử dụng cơ chế quét đơn giản.

Bên cạnh đó, để đảm bảo không để lộ RCS thực sự của mình, F-22A luôn đeo thêm thiết bị làm tăng diện tích phản xạ radar có tên Luneburg Lens ở dưới bụng, khiến cho độ bộc lộ của nó tương đương những tiêm kích thế hệ 4 của các đồng minh NATO.

Thậm chí bộ phận tản nhiệt của động cơ cũng đã bị can thiệp, khiến cho tín hiệu hồng ngoại của chiếc tiêm kích tối tân này có thể bị nhận ra trên thiết bị trinh sát quang điện tử thông thường.

 

Thiết bị gia tăng diện tích phản xạ radar Luneburg Lens treo dưới bụng tiêm kích F-22 Raptor

Thiết bị gia tăng diện tích phản xạ radar Luneburg Lens treo dưới bụng tiêm kích F-22A Raptor

Như vậy, có thể thấy rằng trong các cuộc diễn tập, F-22A đã lược bỏ đi hầu như toàn bộ những lợi thế của tiêm kích thế hệ 5, tự biến nó thành chiến đấu cơ thế hệ 4,5 để không tạo ra chênh lệch quá lớn trước "quân xanh".

Theo đánh giá, mặc dù mới chỉ tung ra 30% sức mạnh nhưng F-22A đã thu được kết quả không hề tệ chút nào trước nhiều dòng chiến đấu cơ thuộc "hàng khủng" trên thế giới vào thời điểm hiện tại, trong khi đối phương đã dồn toàn lực để đấu với nó.

 

Với những kết quả trên thì rõ ràng khi xảy ra thực chiến, "Chim ăn thịt" của Không quân Mỹ sẽ bung sức để dễ dàng qua mặt đối phương nhằm khẳng định vị thế số 1 của mình.

Vũ khí - khí tài
Phong Vũ (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm