Uy lực ghê gớm “pháo lủi” B72 của bộ đội Việt Nam
“Pháo lủi” là biệt danh riêng của quân dân Việt Nam dành cho loại tên lửa chống tăng B72. Đây là loại vũ khí có sức tấn công ghê gớm.
Serbia nâng cấp thành công tên lửa Malyutka Việt Nam đang dùng / Bất ngờ đặc nhiệm Nga sử dụng "ngọn giáo" hủy diệt phiến quân Syria
"Pháo lủi" là cách gọi vui của bộ đội pháo binh và nhân dân ta dành cho các phân đội sử dụng tên lửa chống tăng B72 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Được đưa vào sử dụng trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược, "pháo lủi" B72 khi đó đã khiến cho kẻ địch phải "kinh hoàng mất vía" vì sức hủy diệt xe tăng ghê gớm của nó. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đến nay, “pháo lủi” B72 vẫn tiếp tục được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng và liên tục cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại. Ảnh: Bệ phóng tên lửa chống tăng B72 trong một sự kiện tập huấn chuyên nghành gần đây của QĐND Việt Nam. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
B72 là định danh riêng của Việt Nam dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka do Liên Xô sản xuất và đưa vào trang bị từ năm 1963. Đây được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng (ATGM) mang vác cá nhân đầu tiên của Liên Xô, và là một trong những mẫu ATGM phổ biến nhất trong lịch sử với 25.000 quả đạn sản xuất trong giai đoạn 1960-1970. Trên thế giới, nó thường được gọi là AT-3 – định danh của khối quân sự NATO dành cho Malyutka. Nguồn ảnh: Globalsecurity
Tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka có ba thành phần chính: Bệ phóng 9P111; đạn tên lửa 9M14 và bộ điều khiển 9S415. Nguồn ảnh: Wiki
Trong ảnh là bệ điều khiển tên lửa 9S415 của pháo thủ Lê Văn Trung sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ. Trong trận đánh Ái Tử vào tháng 4/1972, pháo thủ Trung bằng bệ này đã dẫn đường cho 16 quả tên lửa, diệt 13 xe tăng địch và 3 sở chỉ huy. Với chiến công đó, Lê Văn Trung được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Nguồn ảnh: báo QĐND
Khi hành quân, đạn tên lửa chống tăng 9M14 được tháo làm đôi và đặt trong đặt trong vali nhỏ gọn, nhẹ bằng sợi thủy tinh.
Vali chứa đạn đồng thời cũng là bệ phóng 9P111. Nguồn ảnh: Encylopedia
Tên lửa chống tăng 9M14 của Liên Xô sử dụng hệ dẫn đường theo cơ chế kiểm soát đường ngắm thủ công (MCLOS). Ảnh: Pháo thủ B72 sử dụng kính ngắm trên bệ 9S415. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Khi bắn tên lửa, pháo thủ sẽ sử dụng cần lái tay nhỏ trên bộ 9S415 để lái đạn, việc điều chỉnh hướng bay của người điều khiển được truyền đến tên lửa theo 3 sợi dây nhỏ nối ở phía đuôi của tên lửa. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đối với các mục tiêu có cự ly dưới 1000 m, người bắn có thể dẫn hướng cho tên lửa bằng mắt thường; với mục tiêu trên 1000 m người bắn phải sử dụng kính ngắm 9Sh16, có độ phóng đại 8 lần, và tầm nhìn là 22.5 độ. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Cận cảnh cần lái tên lửa trên bệ 9S415. Khả năng tên lửa trung mục tiêu với những ước tính ban đầu dao động trong khoảng 90% đến 60%, kinh nghiệm cho thấy khả năng này vào khoảng 25% và 20% tùy thuộc tình hình và kỹ năng của người thao tác. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đạn 9M14 nặng khoảng 10,9kg, dài 860m (hoặc 1,005m với phiên bản cải tiến), đường kính 125mm, sải cánh 393mm, có thể đạt tầm bắn hiệu quả từ 500-3.000m, mang đầu nổ lõm nặng 2,6kg được đánh giá đủ sức xuyên phá mọi xe tăng thời điểm bấy giờ. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Ước tính sức xuyên của đầu đạn trên 9M14 lên tới 430mm giáp thép đồng nhất, thừa sức hạ các xe tăng chủ lực M48/60 Patton của Mỹ, trong khi tầm bắn của 9M14 vượt ra ngoài tầm bắn hiệu quả của pháo chính 105mm trên tăng NATO. Tuy nhiên, sức xuyên hiện tại của đạn là khá thấp so với xe tăng hiện đại. Để khắc phục nhược điểm này, Liên Xô và một số quốc gia đã nghiên cứu phát triển phiên bản đạn tên lửa Malyutka trang bị đầu nổ tandem chuyên chống phá giáp ERA. Nguồn ảnh: Wiki
Ngoài ra, các mẫu tên lửa 9M14 Malyutka sản xuất sau năm 1990 đều được nâng cấp lên hệ dẫn đường bán tự động SACLOS đảm bảo độ chính xác cao hơn, không phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của pháo thủ. Qua đó, 9M14 Malyutka vẫn được đánh giá là hoàn toàn có thể đáp ứng được nhiệm vụ tác chiến trong chiến tranh hiện đại. Chẳng thế mà không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Trung Quốc vẫn sử dụng Malyutka hay AT-3. Nguồn ảnh: Wiki
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo