Uy lực khủng của siêu lựu pháo tự hành 155mm M1299
Thổ Nhĩ Kỳ hủy ý định mua Su-35 và Su-57 của Nga / Chi phí đắt đỏ, Mỹ mạnh tay loại biên 17 ‘pháo đài bay’ B-1B Lancer
“Hậu sinh khả úy”
Đã có lúc người ta cho rằng, vai trò của pháo tự hành dần lu mờ trước tên lửa, tuy nhiên thực tế các cuộc chiến gần đây cho thấy, pháo tự hành vẫn chiếm một vị trí nhất định.
Chính vì vậy, nhiều cường quốc đang theo đuổi các dự án phát triển và nâng cấp các loại pháo tự hành hiện có nhằm đáp ứng điều kiện tác chiến hiện đại. M1299 là pháo tự hành 155mm của Mỹ, được phát triển bởi chương trình Pháo binh tầm xa (Extended Range Cannon Artillery - ERCA) của Trung tâm nghiên cứu, phát triển và chế tạo vũ khí Quân đội Mỹ, do Tập đoàn BAE Systems thực hiện - nhằm tạo ra một hệ thống pháo tự hành với tầm bắn và tốc độ bắn cao hơn so với hệ thông lựu pháo M109 Paladin, được đưa vào trang bị từ năm 1963.
M109A7 Paladin trong buổi thử nghiệm; Nguồn: nationalinterest.org |
Phiên bản mới nhất của dòng này là mẫu M109A7 Paladin của Quân đội Mỹ được đưa vào sản xuất từ năm 2013. M109A7 trang bị pháo 155mm/L39 với chiều dài nòng gấp 39 lần cỡ nòng, có tầm bắn tối đa 24km và lên tới 30km với đạn tăng tầm hoặc 40km với đạn thông minh Excalibur, tuy nhiên, tốc độ bắn chỉ giới hạn 4 phát/phút. Mẫu này sử dụng nhiều cấu phần hệ động lực của dòng xe chiến đấu bộ binh Bradley, hệ thống hỏa lực được nâng cấp nhiều về tính toán ngắm bắn, cho phép phản pháo trong khoảng 1 phút.
Lựu pháo tự hành M1299 nặng 40 tấn; có chiều dài 11m; rộng 3,9m; cao 3,7m; được trang bị một pháo cỡ 155mm/L58 (nòng dài bằng 58 lần cỡ nòng; cơ số đạn 39 viên); một súng 12,7mm (cơ số đạn 500 viên); sử dụng động cơ diesel 600 mã lực; tốc độ 60km/h; dự trữ hành trình 320km; có thể vượt chướng ngại vật cao 0,5m; hào rộng 1,8m; lội nước sâu 1m; kíp xe 4 người, gồm chỉ huy, xạ thủ, người nạp đạn và lái xe.
Giáp lựu pháo tự hành mới của Mỹcó khả năng bảo vệ kíp lái khỏi hỏa lực vũ khí bộ binh cỡ nhỏ và mảnh đạn pháo. Nó còn được trang bị hệ thống bảo vệ chống các tác nhân hạt nhân-sinh-hóa NBC và hệ thống chữa cháy tự động; được hộ tống bởi một phương tiện tiếp tế đạn chuyên dụng, mang theo đạn dưới vỏ giáp.
Nhưng vẫn không ngừng được cải tiến
Tuy nhiên các loại pháo tự hành hiện hữu đều có tầm bắn giới hạn dưới 50km, không thể tác chiến tầm xa - điều thúc đẩy Mỹ âm thầm hiện đại hóa dòng siêu pháo để có tầm bắn đạt tới 100km. Tăng tầm bắn và độ chính xác được thực hiện bằng việc sử dụng nòng pháo dài hơn và đạn pháo tăng tầm kiểu phản lực XM1113 (đạn tầm xa dùng động cơ đẩy tên lửa) cho phép tăng tầm bắn từ 38km lên trên 70km.
XM1113 dự kiến sẽ thay thế các loại đạn M549A1 hiện tại của Mỹ được đưa vào trang bị vào những năm 1970-80, có tầm bắn khoảng 30km. XM1113 cũng có thể được bắn từ lựu pháo chiến trường trường hạng nhẹ M777A2 hiện tại. Các tên lửa/đạn này được thiết kế để cạnh tranh với đạn dẫn chính xác bằng GPS M1156 hiện có. Ngòi nổ M1156 chỉ đơn giản được vặn lên các viên đạn 155 mm thông thường và biến chúng thành những viên đạn bán - dẫn hướng.
Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa đạt tầm bắn đạt 72km. Quân đội Mỹ hy vọng sau 4 năm, sau khi được hiện đại hóa, các hệ thống M1299 dã chiến có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách 100km - sẽ là loại siêu pháo 155mm có tầm bắn xa nhất mà con người từng chế tạo. M1299 kết hợp liều phóng siêu mạnh XM654 và hệ thống nạp đạn tự động có thể tăng tốc độ bắn từ 3 lên 10 viên mỗi phút.
Diện mạo của lựu pháo tự hành M1299; Nguồn: naukatehnika.com |
Nguyên mẫu XM1299 được trang bị súng máy hạng nặng 12,7mm gắn trên nóc. Phiên bản hiện đại hóa sẽ được trang bị hoặc súng máy 12,7mm hoặc súng phóng lựu tự động 40mm cùng thiết bị điều khiển từ xa. Lựu pháo có khả năng bắn đồng thời nhiều đạn; có thể phóng tới 8 quả đạn rơi xuống mục tiêu cùng một lúc.
Điều này tạo ra một hiệu ứng mạnh, bất ngờ đối với kẻ thù và theo cách đó, một chiếc XM1299 trong một khoảng thời gian ngắn có sức mạnh hỏa lực tương tự 2 hoặc 3 chiếc M109A7. XM1299 còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới cũng như hệ thống thông tin liên lạc có thể hoạt động trong môi trường GPS bị gây nhiễu.
Một loại đạn có dẫn hướng khác có tên XM1115 với thiết kế đặc biệt đang được phát triển cho XM1299 để sử dụng trong môi trường GPS bị nhiễu, có thể đạt tầm bắn 100-120km, thậm chí xa hơn. XM1155 có động cơ tên lửa, đuôi và bề mặt điều khiển ở đuôi lớn và giống với tên lửa hơn là đạn pháo tiêu chuẩn, được đẩy lên độ cao lớn - nơi lực cản thấp, để tấn công mục tiêu.
Các gói nâng cấp M1299 đang được thực hiện; Nguồn: Defence Blog |
XM1299 hiện sử dụng khung gầm của M109A6. Nhiều khả năng khi sản xuất loạt, lựu pháo tự hành này sẽ sử dụng khung gầm tương tự như của M109A7, được phát triển gần đây; dùng động cơ, hệ truyền động, đường trượt và một số cấu phần khác của xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley - cho phép giảm chi phí sản xuất, vận hành và bảo trì; trang bị động cơ diesel Cummins 600 mã lực.
Theo các phương tiện truyền thông, trên thế giới, các hệ pháo tự hành tương tự gồm có G6-52 (tầm bắn 67km) của Nam Phi, được đưa vào trang bị năm 2003; XM2001 Crusader (tầm bắn 50-70km) của Mỹ; 2S35 Koalitsiya-SV (tầm bắn 70km) của Nga, được đưa vào trang bị năm 2016; và PLZ-52 (tầm bắn 100km) của Trung Quốc, được đưa vào trang bị năm 2005.
Với các gói nâng cấp nói trên, M1299 được cho là sẽ tăng sức chiến đấu lên gấp 10 lần người tiền nhiệm thông qua sự kết hợp giữa tăng tầm bắn, tăng tốc độ bắn, tăng khả năng sát thương, tăng độ tin cậy và tăng khả năng sống sót khi bị phản pháo. M1299 đang được kỳ vọng sẽ đảm bảo sự vượt trội về hỏa lực trên các chiến trường trong tương lai, khi các đối thủ tiềm tàng của Mỹ thay vì các nhóm dân quân với vũ khí nhẹ sẽ là quân đội được trang bị các hệ pháo tương tự.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này