Quốc tế

Vận rủi mới của F-35: Mỹ nhận phản đòn?

Trang The Drive cho biết, Lầu Năm Góc đã quyết định hoãn vô thời hạn giai đoạn sản xuất hết công suất tiêm kích tàng hình F-35.

Mỹ sắp mất ICBM Minuteman-3 / Hệ thống Pantsir-S có thể được dùng bảo vệ căn cứ của Mỹ ở Iraq

Nguồn tin dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm và duy trì lực lượng Ellen Lord đã hủy "Cột mốc C", thời điểm ra quyết định tăng tốc hết công suất với dây chuyền sản xuất hàng loạt tiêm kích F-35 dự kiến diễn ra vào tháng 3/2021.

Việc cho phép sản xuất hết công suất được coi là "con dấu chứng nhận" của Lầu Năm Góc rằng tiêm kích F-35 đã được thử nghiệm đầy đủ, có hiệu quả với những mối đe dọa nguy hiểm nhất, có thể đáp ứng mục tiêu bảo dưỡng và dây chuyền chế tạo vận hành hiệu quả.

Van rui moi cua F-35: My nhan phan don?
Tiêm kích F-35.

"Các thách thức kỹ thuật và ảnh hưởng từ Covid-19 đã làm đình trệ việc chuẩn bị cơ sở mô phỏng để thử nghiệm F-35, hệ thống vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử Mỹ. Thời hạn mới sẽ được đưa ra dựa trên những đánh giá kỹ thuật độc lập. Chương trình F-35 sẽ duy trì sản xuất công suất thấp", Jessica Maxwell, phát ngôn viên của Thứ trưởng Lord cho biết hôm 1/1.

Được biết, đây là lần thứ 2 kể từ cuối năm 2020, Mỹ tuyên bố tạm ngừng sản xuất F-35. Lý do của việc ngừng sản xuất đã được đưa ra đều giống nhau nhưng giới quân sự Mỹ cho rằng, quyết định này còn liên quan đến các yếu tố kỹ thuật chưa thể hoàn thiện và thiếu nghiêm trọng những linh kiện vốn được cung cấp bởi Thổ Nhĩ Kỳ trước đây.

Trong bản báo cáo vừa được công bố bởi Văn phòng Trách nhiệm giải trình chính phủ Mỹ (GAO) đã thừa nhận, thiếu linh kiện Thổ Nhĩ Kỳ là vấn đề nghiêm trọng với cả chương trình F-35.

Việc loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về chuỗi cung ứng vốn đề không thực sự tốt của cả chương trình máy bay F-35. Số lượng linh kiện giao muộn tăng lên đến 60% so với trước đây.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ hoàn thành và chuyển giao máy bay. Cùng với đó, nó cũng tác động không nhỏ đến quá trình bảo dưỡng và thay thế linh kiện với những chiếc F-35 đang vận hành.

 

Cơ quan này thừa nhận thêm rằng, dù các nhà thầu khác được lựa chọn để thay thế Thổ Nhĩ Kỳ đã rất nỗ lực nhưng sẽ còn lâu mới đạt được khả năng giao hàng ổn định như nguồn cung từ Thổ như trước đây.

Hồi đầu năm 2020, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố trước tháng 3/2020, Washington sẽ loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất ra khỏi máy bay F-35, nhà thầu Lockheed Martin và tập đoàn Hewlett-Packard sẽ phụ trách việc loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Điều này có nghĩa là thời điểm cuối cùng những linh kiện và bộ phận của F-35 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chỉ được sử dụng đến hết tháng 3/2020. Sau đó, những linh kiện này sẽ được thay thế bằng nguồn cung cấp khác.

Thông báo của Mỹ đã khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó, chính nhà sản xuất F-35 đã phải thừa nhận, việc loại bỏ những liên quan của Ankara trong việc sản xuất F-35 nhanh nhất cũng phải kết thúc vào cuối năm 2020.

Để hất cẳng Thổ Nhĩ Kỳ, Lockheed Martin và Bộ Quốc phòng Mỹ ký vào bản hợp đồng trị giá hơn 2,4 tỷ USD mua loạt linh kiện thay thế phục vụ việc phát triển tiêm kích tàng hình F-35.

 

Sở dĩ dẫn đến tình trạng trên là do Washington loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình máy bay thế hệ 5 nhằm đáp trả việc Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Nhưng khi đòn trả đũa này chưa làm tổn hại nhiều tới Ankara thì Lầu Năm góc đã gặp rắc rối khi các phi đội máy bay F-35 đang hoạt động không bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu vì thiếu các linh kiện và phụ tùng quan trọng của các nhà thầu Thổ. Cùng với đó việc sản xuất mới cũng không thể thực hiện.

Được biết, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong nhóm 9 quốc gia tham gia vào chương trình phát triển máy bay F-35.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm