Quốc tế

Vận tải cơ IL-76 của Nga phải "mua đường" khi tới Italia: Sự đoàn kết trên giấy của NATO?

Tại sao những chiếc IL-76 của Không quân Vũ trụ Nga (VKS) đã phải thực hiện hành trình "mua đường" khoảng 3.000 km để tới Italia.

Mỹ phát hiện căn cứ bí mật Nga sánh ngang Hmeimim / Sự khác biệt giữa tàu ngầm thế hệ 5 Nga - Mỹ

Sáng 24/3, nhật báo Komsomolskaya Pravda của Nga xuất bản bài viết: "Польша не пропустила Ил-76 с медпомощью для Италии" (tạm dịch: Ba Lan đã không bỏ qua cho chiếc IL-76 mang hỗ trợ y tế tới Italia).

Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn khách quan, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng ở Châu Âu, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Hành trình kỳ quặc của các máy bay "cứu nạn" Nga

Sau khi nghiên cứu lộ trình của những chiếc vận tải cơ IL-76 của Không quân Vũ trụ Nga (VKS) mang theo các nhân viên y tế tới Italia để giúp họ chống lại virus SARS-CoV-2 trên trang FlightRadar, một số nhà nghiên cứu chú ý đến hành trình kỳ quặc của chiếc máy bay.

Từ Moscow, các máy bay quân sự đã bay tới thành phố Sochi, nơi nó phải bổ sung nhiên liệu để bay một chặng bay khoảng 3.000 km qua Biển Đen, eo biển Bosphorus, Hy Lạp, Albania,

Rõ ràng nếu những chiếc IL-76 lựa chọn một hành trình khác ngắn hơn (khi bay qua không phận Belarus, Ba Lan , Cộng hòa Séc...) , những y bác sĩ người Nga sẽ tới Italia nhanh hơn nhiều.

Điều gì đã khiến VKS quyết định lựa chọn phương án "mua đường" như vậy?

Vận tải cơ IL-76 của Nga phải mua đường khi tới Italia: Sự đoàn kết trên giấy của NATO? - Ảnh 1.

Hành trình giả định qua Đông Âu và thực tế (qua Biển Đen) của chiếc IL-76.

"Bài học"cho cả Nga lẫn các nước Phương Tây?

Chỉ có một lời giải thích được các chuyên gia đồng thuận đó là Ba Lan đã "đóng sầm cánh cửa" không phận với máy bay quân sự Nga vì nghi ngờ chúng vận chuyển vũ khí.

Nếu điều này là sự thật, đây có thể là bằng chứng về tình "hữu nghị" của Ba Lan đối với Nga trên tư cách là một quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) và là thành viên "tận tụy nhất" của khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Thông qua mạng xã hội Twitter, Thượng nghị sĩ Nga Alexei Pushkov nhận xét:

"Câu chuyện này nằm ở chính sách của các quốc gia. Hơn nữa, việc quyết định giúp đỡ (Italia) hay không thuộc về Ba Lan, đồng minh với Rome tại EU và NATO. Từ giờ trở đi, Người Nga nên tránh đi về hướng Ba Lan".

 

Vận tải cơ IL-76 của Nga phải mua đường khi tới Italia: Sự đoàn kết trên giấy của NATO? - Ảnh 3.

Các máy bay vận tải IL-76 của VKS tại Italia.

Còn về phần mình, Komsomolskaya Pravda bình luận: "Người Ba Lan có thể đã quên đi câu ngạn ngữ cũ, "Сам выручай, а товарища погибай" (tạm dịch: Hi sinh thân mình để giải cứu đồng đội).

Đại dịch COVID-19 một lần nữa đã phơi bày vấn đề rắc rối của "thế giới cũ" (ám chỉ các nước thuộc EU và NATO).

Ngay cả khi đứng trước sự đe dọa của bệnh dịch, hoàn toàn không có sự đồng thuận như họ đã tuyên bố - cả về chính trị, quân sự cũng như các vấn đề nhân đạo.

Họ sẽ phải lâm vào "tình huống khó xử" khi các thành viên EU và NATO không được cứu giúp bởi các đồng minh, mà bởi các "đối thủ tiềm năng" là Nga, Trung Quốc và thậm chí là cả Cuba".

 

Sáng ngày 24/3, chiếc IL-76 thứ 14 mang theo một nhóm các chuyên gia và thiết bị để chẩn đoán người nhiễm virus SARS-CoV-19 và thực hiện các biện pháp khử trùng đã hạ cánh tại Căn cứ không quân Pratica di Mare ( 30 km về phía tây nam của thành phố Rome).

Theo tuyên bố của Thiếu tướng Igor Kirilov, người đứng đầu lực lượng ứng phó thảm họa hạt nhân, sinh học và hóa học của Quân đội Nga:

"Chỉ 1 trong 15 phòng thí nghiệm, 20 thiết bị trong tổng số 2065 và 66 người trong số khoảng 20.000 nhân viên của lực lượng đang hoạt động tại Italia. Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng tới các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 ngay tại nước Nga".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm