Quốc tế

Mỹ lo Nga tung 4 'cú đấm' từ 'nóc nhà'

Các chuyên gia thuộc Quỹ Jamestown của Mỹ cho rằng Nga đang đặt ra một cái bẫy nguy hiểm cho Mỹ ở Bắc Cực.

Nga đáp trả khi Mỹ cáo buộc không quân nước này "thiếu kinh nghiệm" / Quân đội Syria chặn đường, buộc đoàn xe quân sự Mỹ phải quay đầu

Chiến lược 4 thành phần của Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/3 đã ký sắc lệnh thông qua khung chính sách quốc gia ở Bắc Cực tới năm 2035. Sắc lệnh của Tổng thống Putin được công bố trên cổng thông tin pháp luật chính thức nêu rõ:

“Khuôn khổ này là một tài liệu hoạch định chiến lược trong lĩnh vực đảm bảo an ninh quốc gia của Liên bang Nga, và được thiết kế vì mục đích bảo vệ các lợi ích quốc gia của Liên bang Nga ở Bắc Cực”.

Sắc lệnh trên, có hiệu lực từ ngày ký, xác định các mục tiêu, ưu tiên chiến lược và cơ chế thực thi chính sách quốc gia của Nga ở khu vực Bắc Cực.

Về mặt quân sự, từ cuối tháng 12/2019, Phó Đô đốc Hải quân Nga Alexander Moiseyev cho hay nước này có kế hoạch thiết lập một lá chắn phòng không trên khắp vùng Bắc Cực đang do Nga kiểm soát.

Theo đó, Nga sẽ trang bị cho mọi sư đoàn Bắc Cực của Hạm đội phương Bắc các khẩu đội tên lửa phòng không S-400.

My lo Nga tung 4 cu dam tu 'noc nha'
Nga tăng cường phòng thủ cho khu vực Bắc Cực bằng S-400

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga, Phó Đô đốc Moiseyev nói:

"Kế hoạch này nhằm cung cấp cho tất cả sư đoàn Bắc Cực của chúng tôi những tổ hợp như vậy trong những năm tới và sẽ là một mái vòm phòng không hiệu quả được tạo ra trên vùng lãnh thổ của Nga ở Bắc Cực. Điều này có nghĩa Bắc Cực sẽ được bảo vệ khỏi bất kỳ kiểu tấn công trên không nào của kẻ thù, cho dù là máy bay, tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình".

Các chuyên gia Mỹ đặc biệt chú ý đến kế hoạch trên và cho rằng lực lượng mới sẽ giúp Nga bảo vệ các tuyến đường biển phía Bắc cũng như các lợi ích khác của Nga trong khu vực. Người Mỹ cũng gọi đây là “kế hoạch lớn” của Nga tại Bắc Cực.

Quỹ Jamestown của Mỹ viết: “Nga đang chuẩn bị bảo vệ lợi ích của mình ở Bắc Cực bằng 4 công cụ. Quân đội Nga đã được giao những nhiệm vụ cụ thể nhằm chống lại sự mở rộng của Mỹ”.

My lo Nga tung 4 cu dam tu 'noc nha'
Binh sĩ Nga và tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir

Theo các chuyên gia Mỹ, học thuyết phòng thủ ở Bắc Cực của Nga là sẽ khiến đối phương “mắc bẫy” nếu có các bước tiến quyết đoán. Các “công cụ” bổ sung của Nga bao gồm: Phòng không và phòng thủ tên lửa; Không quân chiến lược; Cơ động mặt đất; Các loại vũ khí chính xác cao.

 

Về phòng không và phòng thủ tên lửa, người Mỹ đặc biệt chú ý tới việc Moscow tuyên bố đến cuối năm 2020 sẽ triển khai trên bán đảo Kola 2 hệ thống “siêu” radar Rezonans-N, coi đây là động thái giúp Nga có thể giám sát một cách liên tục những hướng “nguy hiểm nhất”.

Hãng tin TASS hồi đầu tháng 2 đã cho biết: "Hai trạm radar Rezonans-N sẽ được triển khai trên Bán đảo Kola trong năm 2020 để tăng cường khả năng chiến đấu của Hạm đội phương Bắc. Một radar đã được đưa vào hoạt động và trạm thứ hai đã được chuyển đến bán đảo, sẽ được triển khai trước cuối năm 2020. Nhiệm vụ của Rezonans-N là bảo vệ lãnh thổ Nga từ hướng Bắc, ngăn chặn bất kỳ cuộc xâm nhập đường không nào, dù đó là mục tiêu tàng hình".

Về “công cụ” thứ hai của Nga là không quân chiến lược, các chuyên gia Mỹ thừa nhận Mỹ không có cơ hội đáp trả các đòn tấn công của Nga nhằm vào Greenland khi Moscow đã “chiếu tướng” với việc đưa các máy bay Tu-160 được trang bị tên lửa Kh-101 và Kh-102.

My lo Nga tung 4 cu dam tu 'noc nha'
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga

Đánh giá về khả năng cơ động mặt đất của Nga, các chuyên gia Mỹ cho rằng Nga đã chế tạo được các xe bọc thép chở quân thích ứng với điều kiện Bắc Cực. Thực tế là không có bất kỳ quốc gia nào có được các giải pháp công nghệ như người Nga.

Trong khi đó, người Mỹ cũng dự báo loại vũ khí chính xác cao sẽ được Nga triển khai ở Bắc Cực là tên lửa siêu thanh “Kinzhal”.

 

Với những phân tích trên, các chuyên gia của Quỹ Jamestown kết luận Nga đang tiến những bước vững chắc và hướng tới thành công ở Bắc Cực.

Mỹ lên dây cót tinh thần

Hồi tháng 12/2019, Phó Đô đốc Alexander Moiseyev, Tư lệnh Hạm đội phương Bắc của Nga, cho biết một mái vòm phòng không sẽ được tạo ra trên khu vực Bắc Cực của Nga với việc trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-400.

Ông nói: “Nga đang triển khai trang bị và tái trang bị phương tiện kỹ thuật mới cho các đơn vị tên lửa phòng không và kỹ thuật vô tuyến. Năm nay, các hệ thống tên lửa phòng không S-400 được trang bị cho trung đoàn tên lửa phòng không đóng tại Novaya Zemlya và đã nhận nhiệm vụ trực chiến”.

Sputnik dẫn lời chuyên gia Alexei Podberezkin đánh giá kế hoạch của quân đội là rất quan trọng vì đường biên giới phía Bắc của Nga đang thu hút sự chú ý. Theo ông, khu vực này dễ bị tên lửa tấn công, bởi vì tầm bay ở đây ngắn hơn.

 

My lo Nga tung 4 cu dam tu 'noc nha'
Xe bọc thép đặc chủng của Nga cho khu vực Bắc Cực

Chuyên gia Nga nhấn mạnh rằng, "cuộc chiến chia đất Bắc Cực" đã bắt đầu với sự tham gia ngày càng tích cực của các quốc gia ngoài vùng Bắc Cực, mỗi quốc gia đều tìm cách chỉ định lĩnh vực ảnh hưởng của mình. Do đó, khu vực trách nhiệm của quân đội Nga phải được bảo vệ vững chắc bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa.

Về phía Mỹ, giới phân tích nước này thừa nhận, Mỹ đã “rời bỏ” Bắc Cực 15 năm nay, tạo ra khoảng trống cho Moscow trở thành chủ nhân và gia tăng hiện diện quân sự tại nơi này.

Giới chuyên gia cho rằng Nga đã rất coi trọng khu vực Bắc Cực vì đây là vùng kinh tế truyền thống của Moscow. Nga đã đầu tư vào Bắc Cực từ khoảng 100 năm nay và khu vực này hiện mang lại cho Nga khoảng 20% GDP. Ngoài dầu khí, Nga còn có các dự án khai thác than, kim loại ở khu vực Bắc Cực.

Nhưng vấn đề chủ yếu khiến Mỹ lo ngại là việc khí hậu ấm lên dần mở ra một tuyến hàng hải mới ở Bắc Cực. Chuyên gia Damien Degeorges giải thích: “Lợi ích của con đường hàng hải, đặc biệt là hành trình dọc theo Na Uy hướng về Nga. Mục đích không phải là để thay thế tuyến hàng hải nối liền Á-Âu ở phía Nam.

Nhưng đó là một loại lộ trình thứ hai trong trường hợp Biển Đông bị phong tỏa. Chính vì thế mà nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đã 'ngắm' Bắc Cực”.

 

My lo Nga tung 4 cu dam tu 'noc nha'
Binh sĩ Mỹ dùng xẻng dọn băng tuyết để tàu ngầm nổi lên ở khu vực Bắc Cực

Kế hoạch "trở lại" Bắc Cực của Mỹ trên thực tế đã được tiến hành từ năm 2017 khi Washington trang bị thêm các phương tiện chống tàu ngầm tại Iceland. Tại Greenland, Mỹ đã có căn cứ không quân Camp Century.

Bước kế tiếp là củng cố khả năng quân sự để trấn giữ lâu dài tại Bắc Cực như là gia tăng hoạt động của căn cứ không quân Thulé, sử dụng thêm sân bay Kangerlussaq ở miền Tây đảo Greenland cho máy bay quân sự Mỹ.

Tờ The Hill của Mỹ đánh giá, “nhiệt độ ấm lên dần hé mở triển vọng khai thác các nguồn tài nguyên ở Bắc Cực, các tuyến đường biển ngắn hơn nhờ đi qua Bắc Băng Dương không còn băng đá, và sự thống trị chiến lược lớn hơn cho các quốc gia hiện diện tại khu vực”.

Tờ báo Mỹ cũng dẫn lời Ngoại trưởng nước này Mike Pompeo cáo buộc Nga đang “hành xử hung hăng” và “quân sự hóa” Bắc Cực. Dẫn chứng là Nga đã xây dựng các căn cứ quân sự mới, mở cửa trở lại các căn cứ cũ, và cải thiện khả năng liên lạc của Nga tại khu vực này. Các cuộc tập trận quân sự ở Bắc Cực của Nga cũng ngày càng được củng cố.

Năm 2018, cuộc tập trận của Nga tại khu vực này đã huy động tới 300.000 binh sỹ, 1.000 chiến đấu cơ, 80 tàu chiến và 36.000 xe tăng - trở thành cuộc tập trận lớn nhất kể từ năm 1981.

 

The Hill cảnh báo quan hệ “ổn định” giữa Mỹ và Nga ở Bắc Cực đang bị lung lay và rằng Mỹ không thể tiếp tục bị ru ngủ, không thể tiếp tục bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua nhằm nắm bắt các cơ hội kinh tế mới. Mỹ phải bảo vệ mình trước các động thái quân sự “hung hăng”, ngăn chặn chính sách “phục thù” của Nga ở Bắc Cực.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm