Quốc tế

Vì sao Ba Lan xem nhẹ tiêm kích MiG-29 của Nga?

Báo chí Ba Lan cho rằng sự kém tin tưởng của Nga dành cho dòng tiêm kích MiG-29 thể hiện rõ trong các lần đối đầu với máy bay NATO.

Tên lửa Meteor trên tiêm kích NATO mạnh cỡ nào mà khiến Nga phải e ngại? / Tại sao các quốc gia trên thế giới lại mơ về "Kẻ hủy diệt" của Nga?

Trang Defense 24 của Ba Lan đã hướng sự chú ý của mình tới việc tiêm kích đa năng thế hệ mới MiG-35 đang được Nga tiến hành các bài kiểm tra cấp nhà nước.

Sau khi hoàn thành quá trình đánh giá, nhà phát triển hy vọng sẽ nhận thêm hợp đồng sản xuất hàng loạt nhằm phục vụ nhu cầu của Bộ Quốc phòng Nga, nối tiếp đơn hàng 24 chiếc thuộc lô sản xuất đầu tiên giao hàng cho tới năm 2027.

"Các máy bay này nhẹ hơn và có chi phí hoạt động rẻ hơn so với tiêm kích hạng nặng thuộc họ Su-27, những chiến đấu cơ Flanker tỏ ra quá đắt đỏ đối với một số nhiệm vụ, trong khi MiG-29 tỏ ra quá thiếu tin cậy", Defense24 nhấn mạnh.

Tờ báo Ba Lan giải thích, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga hiện được trang bị 267 chiếc MiG-29, tuy nhiên phi đội trên không được đánh giá cao và đang mất dần vị trí vào tay Sukhoi.

"Chúng ở trong tình trạng kỹ thuật kém và không đủ tin cậy để tham gia nhiệm vụ đánh chặn máy bay của NATO hoặc các nước khác. Trong những trường hợp như vậy, những tiêm kích thuộc gia đình Su-27 là lựa chọn ưu tiên", ghi nhận trên báo chí Ba Lan.

Ấn phẩm báo chí Ba Lan cho rằng năm 2008 là thời khắc thảm khốc đối với MiG-29 của Nga: vào cuối năm đó, một loạt thảm họa xảy đến liên tiếp khiến phi đội với vài trăm chiếc hoàn toàn nằm trên mặt đất.

Trong quá trình "thẩm vấn", hóa ra 70% số tiêm kích MiG-29 gặp phải vấn đề kỹ thuật do tuổi tác và hoạt động không đúng cách. Sang tới tháng 2/2009, các chuyến bay đã được nối lại, nhưng nhiều máy bay đã ngừng hoạt động.

Kể từ đó, công việc hiện đại hóa và đại tu những chiếc Fulcrum này đã được thực hiện. Tổng cộng 16 chiếc MiG-29SMT mới đã được mua, phi đội nhận bổ sung thêm 35 chiếc MiG-29SMT/UBT do thỏa thuận với Algeria bị hủy bỏ.

Trước thực tế trên, việc Không quân Nga phải chuyển sang một loại máy bay chiến đấu hạng trung khác dường như là rất cần thiết.

Tuy nhiên vẫn chưa biết liệu chi phí sắp tới có cho phép thay thế toàn bộ MiG-29 bằng MiG-35 theo tỷ lệ 1: 1 hay không.

Điều này bị đặt dấu hỏi lớn, nhất là khi Nga đã công bố kế hoạch chế tạo một tiêm kích hạng nhẹ một động cơ thuộc thế hệ năm.

Tờ Defense 24 kết luận, tình trạng những chiếc MiG-29 của Nga không cho phép chúng tham gia vào các cuộc chạm trán với máy bay NATO, Fulcrum tỏ ra là một dòng chiến đấu cơ già cỗi và không còn đáp ứng được yêu cầu chiến tranh hiện đại.

Đây là điều không gây bất ngờ, bởi từ lâu MiG-29 đã nổi tiếng là dòng chiến đấu cơ rất thiếu tin cậy, chi phí vận hành cao, tuổi thọ khung thân kém, trong khi năng lực lại rất hạn chế...

Trong những trận chiến đã trải qua, MiG-29 chưa từng giành được chiến thắng, trong khi rất nhiều chiếc đã bị bắn rơi bởi F-16, F-15, hay thậm chí là Su-27.

Một số quốc gia đang vận hành MiG-29 đã đánh tiếng muốn bán tháo các tiêm kích nói trên, điển hình như Malaysia hay nhiều nước Đông Âu từng thuộc Liên Xô, càng cho thấy nhận định của Defense 24 là có cơ sở.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm