Vì sao giới siêu giàu "thắng đậm" trong mùa COVID-19?
Bộ tộc Columbia ẩn dật nghìn năm, tự nhận mình là anh của cả thế giới / Ngôi mộ xa hoa hé lộ sự cai trị của phụ nữ thời đồ đồng
Theo thống kê của của Credit Suisse Group AG, tài sản của 1% người giàu nhất ở các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ tăng lên nhanh chóng bất chấp đại dịch.
Thống kê cho thấy, số người siêu giàu của Brazil chiếm gần 50% tổng tài sản quốc gia. Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số 10 quốc gia được Credit Suisse trích dẫn trong Báo cáo tài sản toàn cầu.
Con số này ở Trung Quốc là 30,6%, ở Ấn Độ là 40,5%, ở Mỹ là 35,3% và ở Anh là 23,1%. Theo Ngân hàng Thụy Sỹ, một trong những nguyên nhân khiến tỷ trọng tài sản của giới siêu giàu tại các quốc gia tăng lên nhanh chóng là do việc cắt giảm lãi suất vì đại dịch COVID-19.
Tỷ trọng tài sản của nhóm siêu giàu tại các nước tăng mạnh bất chấp đại dịch
Báo cáo trước đó của Bloomberg cũng chỉ ra xu hướng "giàu lại càng giàu thêm" tương tự. 500 người giàu nhất thế giới đã có thêm 1,8 nghìn tỷ USD vào khối tài sản vốn đã khổng lồ của mình vào năm ngoái, theo số liệu của Bloomberg. Từ đó, khoảng cách chênh lệch giữa giàu nghèo tại các quốc gia ngày càng bị nới rộng.
"Các nhóm siêu giàu không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự đình trị của các hoạt động kinh tế nói chung. Quan trọng hơn, nhóm này được hưởng lợi từ việc lãi suất giảm với giá cổ phiếu và giá nhà", Credit Suisse cho hay.
Bên cạnh việc chỉ tỷ trọng tài sản của nhóm siêu giàu, theo nghiên cứu của Credit Suisse, hệ số Gini - một thước đo bất bình đẳng trên phạm vi rộng hơn - đã tăng lên trong năm 2020 ở tất cả các quốc gia được ngân hàng Thụy Sỹ chọn cho nghiên cứu, ngoại trừ ở Mỹ, nơi chỉ số này giảm nhẹ.
Nhiều quốc gia có các biện pháp đánh thuế mạnh hơn vào giới siêu giàu
Việc "tiền đổ vào nhà giàu" nhanh và nhiều hơn, đang thúc đẩy phong trào đánh thuế vào những người giàu khắp nơi trên thế giới.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang muốn tăng thuế suất tối đa thuế thu nhập cá nhân từ 37% hiện nay là 39,6%.
Bên cạnh đó, một số đảng viên Đảng Dân chủ ủng hộ việc đánh thuế vào tổng tài sản của những người Mỹ giàu có nhất, thay vì tập trung vào thu nhập hàng năm như trước.
Trong khi đó, một Ủy ban độc lập của Vương quốc Anh vào tháng 12 đã kêu gọi đánh thuế tài sản một lần để có thêm khoảng 260 tỷ bảng Anh (361 tỷ USD) cho quốc gia trong khi , trong khi các nước khác như Argentina và Bolivia đã gây quỹ trong năm qua nhờ các biện pháp nhắm vào người giàu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo