Yak-38, loại tiêm kích hạm đi trước thời đại của Liên Xô
Yak-38 là tiêm kích hạm đầu tiên của Liên Xô đưa vào trang bị năm 1976 với nhiều khả năng đặc biệt như khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, tương tự như F-35B của Mỹ.
Vì sao Nga tăng cường hàng trăm xe tăng T-90M cho Quân khu phía Nam? / Tàu sân bay Ấn Độ và thương vụ đầy thử thách với Nga
Một trong những thiết kế quân sự nổi tiếng của Liên Xô phải kể đến dòng tiêm kích hạm Yak-38. Loại chiến đấu cơ này được thiết kế dành riêng cho tuần dương hạm hàng không lớp Kiev.
Mỗi tuần dương hạm hàng không này có khả năng triển khai từ 12-14 tiêm kích hạm Yak-38.
Yak-38 là một tiêm kích cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng độc đáo dựa trên mẫu thiết kế Hawker Siddeley P.1154 của Anh.
Để có được khả năng đặc biệt này, Yak-38 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-28 V-300 với 2 vòi phun đặt ở dưới đuôi và 2 động cơ phụ Rybinsk RD-38 lắp cùng ở sau buồng lái.
Khi cất hạ cánh thẳng đứng, các vòi phun đồng loạt hướng xuống dưới tạo lực nâng máy bay cất hoặc hạ cánh.
Một đặc điểm đáng chú ý nữa của chiếc máy bay chiến đấu Yak-38 là nó có thể tự động hạ cánh. Chiếc máy bay có thể kết nối từ xa với một hệ thống máy tính trên tàu sân bay cho phép nó được hướng dẫn hạ cánh xuống boong hoàn toàn tự động không cần sự can thiệp của phi công.
Để có được khả năng cất cánh thẳng đứng từ tàu sân bay, chiến đấu cơ Yak-38 đã phải đánh đổi tốc độ và sự cơ động của mình. Vận tốc tối đa của loại tiêm kích hạm này chỉ là Mach 0.95.
Để tối ưu hoá khả năng hoạt động trên tàu sân bay, các cánh của tiêm kích Yak-38 được thiết kế đặc biệt với khả năng gập lại để tiết kiệm diện tích khi đậu trên trên các tuần dương hạm.
Tuy có tính năng cất hạ cánh thẳng đứng độc đáo, nhưng hỏa lực của Yak-38 lại không quá ấn tượng.
Theo đó, loại máy bay này chỉ có 4 giá treo trên cánh cho phép mang tổng cộng 2 tấn vũ khí gồm: Pháo GSh-23L; 2 bom không điều khiển FAB-500 hoặc FAB-250, đôi khi chúng được trang bị 2 bom cháy ZB-500 hay 2 bom hạt nhân RN-28; 2 tên lửa chống tàu tầm ngắn Kh-23 (tầm bắn 10km); tên lửa đối không tầm ngắn R-60 (tầm bắn 8km).
Vì chỉ có 4 giá treo nên Yak-38 phải lựa chọn mang bom thì thôi tên lửa và ngược lại trong tác chiến đối đất, đối hải. Thường thì, khi mang vũ khí như vậy có thể sẽ lựa chọn mang theo 2 tên lửa không đối không R-60.
Yak-38 tuy là một thiết kế mang tính đột phá, nhưng nó cũng là loại tiêm kích hạm nổi tiếng thiếu an toàn đặc biệt là việc ghế phi công tự động bật ra khi máy bay nghiêng quá 60 độ.
Lý giải cho điều này, các kỹ sư của Liên Xô cho biết với thiết kế của Yak-38, mỗi khi nó bị nghiêng trên 60 độ phi công cũng sẽ không thể đưa máy bay về lại được trạng thái cân bằng và chắc chắn máy bay sẽ rơi, vì thế ghế phi công sẽ tự động bật để cứu phi công.
Ngoài ra không ít trường hợp máy bay gặp lỗi kỹ thuật bị rơi liên quan đến động cơ.
Sau khi Liên Xô tan rã, Yak-38 được chia cho Nga và Ukraine, tuy nhiên chỉ thời gian ngắn sau chúng đều bị loại biên do không đạt được hiệu năng tác chiến như mong đợi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo