Quốc tế

Vì sao không phận Ukraine thành “tử địa” với các phi công Nga?

David Shank cho hay mỗi hệ thống phòng không Ukraine đều đang cho thấy những vấn đề riêng đối với các phi công Nga.

Thế giới tuần qua: Bầu cử Tổng thống vòng hai tại Pháp; Nga triển khai giai đoạn 2 chiến dịch ở Ukraine / Lý do Mỹ tăng cường vũ khí hạng nặng cho Ukraine ở giai đoạn mới chiến dịch quân sự

DavidShank từng là Hiệu trưởng của Trường Pháo binh Phòng không Quân đội Mỹ ở Fort Sill,Oklahoma. Trước khi nghỉ hưu, ông mang quân hàm đại tá.

Bìnhluận về cách các phi công Nga phải đối phó với những gì đang diễn ra ở Ukraine, David Shank cho rằng nó rất giống với cách binh lính Mỹ từng chứng kiến trên đường phố Baghdad: đầy rẫy những nguy hiểm mà họ không thể nhìn thấy.

“Nếulà một lính bộ binh, mỗi bước đi bạn đều có thể giẫm phải mìn tự chế (IED). Tôi nghĩ rằng lính Nga đang phải sống trong cùng hoàn cảnh tương tự. Tôi chỉ có thể gọi đó là “ác mộng”. Bạn không bao giờ biết các hệ thống phòng không di động (MANPADS) tiếp theo đang ở đâu”, Shank nói với Tạp chí Coffee or Die Magazine.

Đại tá Shank cho rằng “cơn ác mộng” mà Nga hiện phải đối mặt xuất phát từ những sai lầm mà họ đã mắc phải ngay từ những giờ đầu tiên của cuộc chiến khi không thể giành được ưu thế trên không.

“Các lực lượng phòng vệ của Nga đã có một kế hoạch tồi tệ ngay từ đầu. Bên cạnh việc không thực hiện được những nguyên tắc cơ bản của chiến tranh vũ trang hiệp đồng, Quân đội Nga cũng không ngăn chặn được các hệ thống phòng không của Ukraine”.

David Shank cho rằng Ukraine đã khôn khéo tận dụng sai lầm của Nga, sử dụng một loạt các hệ thống phòng không “rất có năng lực” do chính Nga chế tạo cũng như các hệ thống di động như tên lửa vác vai Stinger do Mỹ sản xuất để đánh trả.

“Tôi nghĩ các phi công Nga đang rất lo ngại. Ukraine đã tận dụng rất tốt những khả năng mà họ có trong tay”, Shank bình luận.

Chia sẻ cùng quan điểm với David Shank, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ từng nói rằng “không phận Ukraine vẫn là một thế giằng co ác liệt, phần lớn là do người Ukraine đã xây dựng được một thế trận phòng không rất sáng tạo. Họ rất nhanh nhẹn, linh hoạt cách thức và thời gian cũng như vị trí triển khai các hệ thống phòng không”.

Theo quan chức Mỹ nói trên, mạng lưới phòng không của Ukraine không chỉ có các hệ thống vác vai như Stinger mà còn cả các tổ hợp phòng không di động, tầm xa:

“Họ đã rất tháo vát trong cách cố gắng ngăn chặn Nga thống trị bầu trời Ukraine”.

Việc Nga không giành được ưu thế trên không đã khiến không ít chuyên gia quân sự phải ngạc nhiên. Thực tế thì Quân đội Ukraine đã và đang sử dụng những hệ thống phòng không nào để đối phó với các cuộc không kích của Nga?

Các nền tảng phòng không của Ukraine được phân chia thành hai loại, biên chế cho lục quân và không quân. Trong khi Lục quân triển khai một số hệ thống tên lửa và pháo binh chia thành từng đơn vị nhỏ thì Không quân Ukraine lại đảm trách các hệ thống tên lửa lớn hơn với những bệ phóng có sức mạnh tương đương như Patriot của Mỹ.

Theo giới chuyên gia, kho vũ khí Lục quân của Ukraine gồm có Osa-AKM, Strela-10, Tunguska, Shilka và MANPADS, tất cả đều có thể đi cùng các đơn vị chiến đấu đang di chuyển. Không quân Ukraine sử dụng S-300, S-125 và Buk-M1 - những hệ thống lớn hơn, tầm xa hơn để bảo vệ các căn cứ hoặc sân bay.

OSA-AKM (HAY SA-8 GECKO)

Gecko là một đơn vị tác chiến độc lập gồm có một xe BAZ 5937 chở theo ray phóng tên lửa. Gecko được trang bị các phương tiện điện tử điều khiển hỏa lực và một khoang chứa tên lửa.

Kíp chiến đấu có thể tiến hành các hoạt động tác chiến ngay trên đường di chuyển hoặc tại các chặng dừng ngắn. Hệ thống này có khả năng vượt địa hình tốt và có thể vượt qua chướng ngại vật là sông suối.

Theo Lục quân Mỹ, đầu đạn có sức công phá lớn của Gecko có thể di chuyển với tốc độ Mach 2,4 ở độ cao từ 25 m - 5.000 m với tầm bắn từ 1.500 m - 10.000 m.

Tại sao không phận Ukraine lại trở thành “tử địa” đối với các phi công Nga? - Ảnh 2.

Osa-AKM hay SA-8 Gecko theo mã định danh của NATO

STRELA-10 (HAY SA-13 GOPHER)

Một đơn vị tác chiến vũ trang độc lập khác của Quân đội Ukraine là hệ thống Strela bắn tên lửa với đầu đạn nổ nặng 6kg. Đây là hệ thống động cơ nhiên liệu rắn có thể đạt vận tốc Mach 2 ở độ cao 10 m - 5.000 m với tầm tấn công từ 1,5 km - 10 km.

Một số xe chiến đấu còn được trang bị thiết bị đo hướng 9S16 để xác định mục tiêu trên không giúp người vận hành có thời gian xoay các tháp pháo đến các vị trí cần thiết.

Tại sao không phận Ukraine lại trở thành “tử địa” đối với các phi công Nga? - Ảnh 3.

Hệ thống phòng không Strela

ZSU-23-4M SHILKA

Được nhiều thế hệ phi công Mỹ gọi là “Zoo-23”, pháo phòng không tự hành Shilka ZSU-23-4 có thể bám bắt, theo dõi và tấn công máy bay tầm thấp (cũng như các mục tiêu di động mặt đất khi ở tại chỗ hoặc đang di chuyển). ZSU-23-4 trang bị bốn khẩu pháo 23 mm với tầm bắn nghiêng tối đa 3.000 m.

Theo Quân đội Ukraine, hệ thống được thiết kế để phòng không tầm gần, che chắn cho binh lính mặt đất và tiêu diệt các mục tiêu trên không.

ZSU-23-4 có thể bắn trúng mục tiêu bay ở khoảng cách 2.500 m và độ cao 1.500 m cũng như tiêu diệt mục tiêu mặt đất ở khoảng cách 2.000 m khi đang di chuyển. Năm 2020, Bộ Quốc phòng Ukraine từng đặt mua hai lô Shilka hiện đại hóa.

Tại sao không phận Ukraine lại trở thành “tử địa” đối với các phi công Nga? - Ảnh 4.

ZSU-23-4M Shilka

ZPRK 2K22 TUNGUSKA (SA-19 GRISON)

Là hệ thống tên lửa - pháo phòng không, Tunguska hoạt động độc lập, cơ động cao được thiết kế để chống lại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái và các mục tiêu mặt đất - trên biển bọc thép hạng nhẹ.

Tunguska bắn được cả tên lửa dẫn đường phòng không 9M311 và đạn 30 mm. Hệ thống sử dụng nhiên liệu rắn với đầu đạn nặng 9 kg, có thể di chuyển với tốc độ 900 mét/giây, trần bay 3.500 m và tầm bắn lên đến 10.000 m. Đạ pháo 30 mm có thể đạt độ cao 2.000 m với tầm bắn tối đa 4.000 m.

Tại sao không phận Ukraine lại trở thành “tử địa” đối với các phi công Nga? - Ảnh 5.

ZPRK 2K22 Tunguska

BUK-M1 (SA-11 GADFLY)

Hệ thống phòng không di động Buk được thiết kế "để hoạt động trong môi trường chế áp điện tử cường độ cao để đánh bại các mục tiêu khí động học (như máy bay cánh cố định, cánh quay và tên lửa hành trình) bay ở độ cao thấp và trung bình với tốc độ lên đến 830 m/s và ở tầm tấn công lên đến 30 km.

Buk-M1gồm có một xe chỉ huy 54K6E, một radar thu nhận mục tiêu được gắn trên xe bánh xích và tối đa 6 xe phóng 9A39M1 mang 4 tên lửa 9M38. Hệ thống có thể sẵn sàng khai hỏa chỉ trong 5 phút và tấn công đồng thời 6 mục tiêu.

Tại sao không phận Ukraine lại trở thành “tử địa” đối với các phi công Nga? - Ảnh 6.

BUK-M1

S-125 (SA-3 GOA)

S-125 là hệ thống tên lửa đất đối không hai tầng, nhiên liệu rắn, độ cao từ thấp đến trung bình, được thiết kế để bảo vệ các cơ sở rất quan trọng của chính phủ, khu công nghiệp và quân sự, chống lại tất cả các mối đe dọa từ trên không bay ở độ cao cực thấp và trung bình, chẳng hạn như máy bay ném bom, máy bay ném tiêm kích, máy bay đa nhiệm và cả tên lửa hành trình.

Tên lửa có đầu đạn nổ công suất lớn, có thể bay nhanh hơn Mach 3 và đánh trúng mục tiêu ở độ cao 25.000 m và cách xa 25 km.

Tại sao không phận Ukraine lại trở thành “tử địa” đối với các phi công Nga? - Ảnh 7.

S-125 hay SA-3 Goa

S-300 (SA-10 GRUMBLE)

Gần giống với hệ thống đánh chặn tên lửa Patriot hàng đầu của Mỹ, S-300 PS có thể đánh chặn tất cả các loại máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo cũng như các mục tiêu đường không khác.

Theo Ukroboronprom, tên lửa của S-300 bay với tốc độ 1.200 m/giây, tầm bắn lên tới 90 km và độ cao lên tới 25 km.

Theo chuyên gia David Shank thì mỗi hệ thống phòng không của Ukraine hiện nay đều đang bộc lộ những vấn đề riêng đối với các phi công Nga.

Tại sao không phận Ukraine lại trở thành “tử địa” đối với các phi công Nga? - Ảnh 8.

S-300 PS

https://soha.vn/tai-sao-khong-phan-ukraine-lai-la-con-ac-mong-doi-voi-cac-phi-cong-nga-2022042506463783.htm
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm