Vì sao Mỹ vẫn âm thầm cho "chim ăn thịt" F-22 lởn vởn trên bầu trời Syria?
Khả năng tàng hình đỉnh cao, cơ động tốt, trang bị vũ khí tối tân, phần mềm điện tử được nâng cấp liên tục, vì thế F-22 Raptor được coi là máy bay chiến đấu mạnh nhất thế giới hiện nay. Việc Mỹ cho chiến đấu cơ này lởn vởn trên bầu trời Syria chắc chắn khiến Nga không khỏi lo lắng.
Nga khoe tiêm kích MiG-31K mang tên lửa siêu thanh “bất khả chiến bại” / Cận cảnh tiêm kích đồ cổ của Nhật từng "rụng như sung" ở Việt Nam
Tuy Mỹ không xác nhận F-22 vẫn hiện diện tại Syria, nhưng những hình ảnh so sánh cho thấy chiếc chiến đấu cơ này vẫn đang bay tuần tiễu tại đây. (Hình ảnh phía Bắc Syria).
Hình F-22 do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố trùng khớp với địa điểm phía Bắc Syria.
Việc chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới này hoạt động tại Syria cho thấy Mỹ vẫn đang duy trì lực lượng với những vũ khí tối tân tại đây.
Trong bối cảnh Nga đang triển khai hệ thống phòng thủ tối tân tại Syria, Mỹ cho chiến đấu cơ tàng hình F-22 bay tuần tiễu thu thập thông tin được coi là bước đi đầy toan tính của Washington.
Chiến trường Syria sau hồi khốc liệt hiện đang bước vào thế giằng co giữa các bên tham chiến, vì vậy cả Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều cần có những chiến lược đi thích hợp để bảo vệ quyền lợi của mình tại đây.
Những chiếc F-22 của Mỹ sẽ giúp nước này những ưu thế nhất định trong việc thám thính cũng như tấn công bất ngờ vào đối phương khi cần thiết.
Chiến đấu cơ F-22 Raptor là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên vào biên chế trên thế giới.
Ban đầu Mỹ dự tính sản xuất 750 chiếc, nhưng sau đó chi phí quá cao khiến con số hạ xuống còn 380 chiếc, và rồi sau khi Liên Xô sụp đổ Mỹ đã cho dừng dây chuyền ở con số 187 chiếc.
Độ cơ động đỉnh cao, thiết bị điện tử tân tiến, khả năng tấn công tầm xa, cùng tính năng tàng hình cực đỉnh, đã biến F-22 là chiến đấu cơ không đối thủ trong thời điểm hiện tại và cả trong tương lai gần.
F-22 mang biệt danh Raptor nghĩa là “Chim ăn thịt” có chuyến bay đầu tiên vào năm 1997, chính thức đi vào biên chế năm 2005.
F-22 Raptor sở hữu những công nghệ đi đầu trong lĩnh vực hàng không quân sự thế giới, như: khả năng tàng hình; có thể bay hành trình với vận tốc siêu âm mà không cần đốt tăng lực động cơ lần 2; được trang bị một radar mảng pha chủ động tiên tiến thế hệ mới, mạnh nhất hiện nay.
F-22 Raptor có kỹ thuật tàng hình cực đỉnh. Khả năng phản hồi radar của F-22 chỉ 0,000m2 trong khi của máy bay tàng hình Su-57 Nga lên tới 0,5m2.
F-22 Raptor dài 18,9m, sải cánh 13,6m, cao 5,10m, trọng lượng rỗng 19,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn.
Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đẩy có buồng đốt phụ Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt, cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2 (2.400km/h).
Máy bay được trang bị hệ thống radar mạng pha cực mạnh AN/APG-77 có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ một mét vuông ở khoảng cách lên tới 240km. Đây là điều mà không có loại máy bay nào ngoài F-22 có thể làm được.
Về hệ thống vũ khí, ngoài pháo 6 nòng M61A2, F-22 Raptor có ba khoang vũ khí nằm trong thân và các giá treo bên ngoài.
Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 120km) và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder.
Để tấn công mặt đất, F-22 mang ba bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg hoặc 3 bom GBU-30 JDAM loại 454 kg cùng một số nhỏ tên lửa không đối không. Trong nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo bốn thùng dầu phụ và 8 tên lửa tầm ngắn AIM-9.
Theo tiết lộ của Không quân Hoa Kỳ, khung máy bay của Raptor rất mạnh mẽ, nó có thể bay tới khi không còn được nâng cấp cơ cấu. Loại khung của máy bay này được nghiên cứu chế tạo đặc biệt do những yêu cầu khắc nghiệt của Không quân Mỹ trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh.
Theo thông số thiết kế, tuổi thọ của F-22 là khoảng 8.000 giờ bay. Dù vậy, trong thực tế tuổi thọ thực sự của chiến đấu cơ này có thể đạt đến 15.000 giờ bay mà không cần nâng cấp sửa chữa, đây là điều mà chưa máy bay chiến đấu nào trước đó có được. Các khung thân của máy bay chiến đấu Nga thường dao động từ 2000-4000 giờ.
Khả năng cơ động cao chưa bao giờ là một lợi thế tuyệt đối của Mỹ trước Nga, nhưng với F-22 lại là chuyện khác. Loại máy bay này trang bị động cơ với vòi phun 2D kết hợp với thiết kế khí động học tối ưu cho phép máy bay cơ động rất cao không thua kém máy bay Su-35 hay Su-57 của Nga.
Trong tương lai xa, F-22 có thể sẽ trở thành “đối tác” hỗ trợ cho tiêm kích thế hệ thứ sáu - được biết đến với cái tên Xuyên thủng Lưới phòng không (PCA), tương tự với sự phối hợp hiện nay giữa tiêm kích thế hệ thứ tư và thứ năm.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Chiến trường Syria là nơi F-22 lần đầu xung trận vào năm 2015 khi tấn công vào các cứ điểm của khủng bố IS. Những tưởng sau khi khủng bố IS sụp đổ, Mỹ sẽ triệt thoái loại tiêm kích tối tân này, tuy nhiên những hình ảnh của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố cho thấy chiến đấu cơ này vẫn "lởn vởn" trên bầu trời Syria.