Cận cảnh tiêm kích đồ cổ của Nhật từng "rụng như sung" ở Việt Nam
Những chiến đấu cơ "đồ cổ" trong biên chế của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản là loại tiêm kích cực kỳ quen mặt với Phòng không - Không quân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Kỳ lạ tên lửa mang hình dáng tiêm kích MiG-21 của Liên Xô / Việt Nam đủ sức đại tu tiêm kích Su-30MK2 cho không quân Indonesia
Cho tới khi hơn một trăm chiếc F-35 Lighting II được về nước thì các chiến đấu cơ F-4 Phantom II vẫn sẽ được tiếp tục sử dụng trong lực lượng phòng vệ này đơn giản là vì cũ nhưng ít nhất chúng vẫn hoạt động tốt và chưa có đủ F-35 để thay thế. Nguồn ảnh: Sina.
Những tiêm kích F-4 Phantom II trong biên chế lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản bao gồm phiên bản đó là EF/RF-4EJ. Trong đó phiên bản EF-4 là bản được cải biên thành máy bay áp chế điện tử nhưng chỉ phục vụ mục đích huấn luyện cho phi công. Nguồn ảnh: Sina.
Còn với bản RF, đây là phiên bản chiến đấu cơ được tối ưu hoá cho nhiệm vụ do thám chiến thuật, được trang bị hệ thống radar công suất lớn, camera ảnh nhiệt cùng hệ thống kính phóng đại cho phép nó chụp được hình ảnh sắc nét ở khoảng cách tối đa lên tới 160 km. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại cả hai phiên bản này đang phục vụ trong biên chế Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản với quân số tổng cộng 73 chiếc. Nguồn ảnh: Sina.
Trong quá khứ cụ thể là vào năm 1968, Nhật Bản đã mua tới 140 chiếc chiến đấu cơ loại F-4 Phantom của Mỹ. Các phiên bản F-4 Phantom II mà Mỹ bán cho Nhật bị lược bỏ bớt một vài tính năng cực kỳ quan trọng để đảm bảo Nhật không có khả năng tấn công ra nước ngoài mà chỉ sử dụng được F-4 cho nhiệm vụ phòng thủ. Nguồn ảnh: Sina.
Các tính năng bị lược bỏ bao gồm hệ thống tiếp liệu trên không, Mỹ còn lược bỏ luôn khả năng tương thích của F-4 với tên lửa AGM-12, khả năng triển khai vũ khí hạt nhân cùng với khả năng cường kính oanh tạc mục tiêu mặt đất cũng bị loại bỏ đi. Nguồn ảnh: Sina.
Quá trình trang bị số lượng lớn chiến đấu cơ F-4 vào biên chế Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản tốn tới hơn 10 năm, tới tận tháng 5/1981 mới hoàn thành. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch để cho toàn bộ biên đội F-4 của mình về hưu vào năm 2020 sắp tới. Nguồn ảnh: Sina.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Mặc dù đã được trang bị 11 chiến đấu cơ thế hệ năm loại F-35 Lightning II và dự kiến sẽ đặt hàng tới 147 chiếc nữa. Tuy nhiên, trong biên chế của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản tạm thời vẫn có một số lượng lớn F-4 Phantom II - loại chiến đấu cơ cổ lỗ vốn từng "rụng như sung" trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Sina.