Quốc tế

Vì sao Pantsir-S1 lập kỳ tích ở Libya nhưng với quân đội Syria lại "tịt ngòi"?

Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo "đại khai sát giới", diệt hàng chục UAV hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya nhưng ở chiến trường Syria lại hoàn toàn khác.

Ly khai miền Đông thiệt hại nặng khi chủ động tấn công Quân đội Ukraine / Ukraine thử thành công tên lửa chống hạm mới cực kỳ nguy hiểm

Kỳ tích chưa từng có ở Libya, Pantsir-S1 lập công xuất sắc...

Hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo đã chứng minh hiệu quả chiến đấu cao ở chiến trường khốc liệt Syria.

Nhờ những chiến tích tuyệt vời không thể phủ nhận, đặc biệt là việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Khmeimim, căn cứ sân bay đầu não của Không quân và các lực lượng viễn chinh quân đội Nga tại Syria, Pantsir-S1 tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia, một số hợp đồng đã được ký kết.

Nhiều quốc gia Trung Đông và quốc gia thân Mỹ khác rất thèm muốn sở hữu thứ vũ khí Nga được coi là khắc tinh của máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tất cả các mục tiêu bay tầm thấp, nhưng họ đành "nuốt nước bọt" bởi Washington ép buộc không được "bắt tay với Moscow" nếu không muốn bị trừng phạt.

Gần đây nhất, các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo lại liên tiếp lập công ở Lybia, một chiến trường hoàn toàn mới. Chỉ trong vòng 5 tháng, từ tháng 11/2019 tới tháng 3/2020, các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 đã bắn hạ tới 16 chiếc máy bay không người lái hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chuỗi thành tích vẫn chưa dừng lại, từ cuối qua tới hiện tại, chỉ trong vòng vài ngày, lực lượng Quân đội Quốc gia Libya do tướng Haftar chỉ huy đã bắn hạ tới 5 chiếc UAV của Thổ Nhĩ Kỳ, đa phần trong đó được cho là bị kết liễu bởi tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1.

Pantsir-S1 lập kỳ tích ở Libya nhưng với QĐ Syria lại tịt ngòi: Bất ngờ lớn vừa hé lộ - Ảnh 2.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 ở Libya

... nhưng với QĐ Syria lại "tịt ngòi": Bất ngờ lớn vừa hé lộ

Phòng không Nga tại Khmeimim với chủ công là các tổ hợp Pantsir-S1 và Tor-M2 đã nối dài chuỗi bất khả chiến bại, bảo vệ an toàn căn cứ đầu não trong mọi tình huống.

Nhưng với phòng không Syria thì lại khác, sau trận đọ sức thành công với đòn tập kích ồ ạt bằng tên lửa hành trình của Mỹ tháng 4/2018, hiệu suất chiến đấu của các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của họ có thành tích hết sức chồi sụt trước những cuộc tấn công của Israel và gần đây nhất là Thổ Nhĩ Kỳ.

Thật vậy, tại Idlib trước khi thỏa thuận Moscow được ký kết ngày 05/03/2020 thì phòng không Syria chiến đấu kém, để UAV Thổ Nhĩ Kỳ mặc sức lộng hành, đánh thiệt hại nặng các đơn vị lục quân. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng xe tăng của Quân đội Syria đã bị UAV Thổ Nhĩ Kỳ "xơi" mất tới 103 chiếc.

Vậy tại sao cũng là Pantsir-S1 do Nga chế tạo, dù cấu hình có khác nhau đôi chút mà Pantsir-S1 ở Libya (do UAE cung cấp) và ở Syria thành tích chiến đấu lại khác nhau như vậy, phải chăng trình độ của các kíp chiến đấu phòng không Syria đang ngày càng đi xuống? Không, hoàn toàn không phải như thế.

 

Hình thái ở hai chiến trường khác nhau rất lớn, ở Libya các UAV Thổ Nhĩ Kỳ bị Pantsir-S1 áp sát và tiêu diệt hàng loạt, nhiều chiếc vừa cất cánh lên khỏi sân bay là đã "ăn" ngay tên lửa ở độ cao thấp, rơi mà còn nguyên vũ khí.

Pantsir-S1 lập kỳ tích ở Libya nhưng với QĐ Syria lại tịt ngòi: Bất ngờ lớn vừa hé lộ - Ảnh 4.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Syria.

Trong khi đó ở Syria, là hình thái cài răng lược bởi các điểm chốt của Thổ Nhĩ Kỳ ở sâu trong vùng Idlib, nên Pantsir-S1 không đi sát bảo vệ được quân nhà vì còn phải dè chừng bị pháo bắn đạn dẫn đường của Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt.

Mỗi cứ điểm của Thổ Nhĩ Kỳ thường được trang bị pháo, tạo vùng an toàn khoảng 15-20km, nên Pantsir-S1 của phòng không Syria không thể vào gần được bởi nều vào gần, chúng có thể bị Thổ Nhĩ Kỳ dùng UAV hoặc trinh sát chỉ điểm kết hợp đạn dẫn đường sẽ gây cho Pantisr-S1 Syria nhiều thiệt hại.

Chính vì không áp sát chiến tuyến được nên nếu chỉ có Pantsir-S1 xung trận thì phòng không Syria đã để lộ ra những vùng lõm, không thể khóa chặt được toàn bộ bầu trời, lợi dụng điều này UAV Thổ Nhĩ Kỳ đã mặc sức tung hoành.

Để lấp những vùng lõm này, phòng không Syria đã phải đưa thêm các tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2 vào tham chiến, nhưng lúc đó đã là gần tới thời điểm ký kết thỏa thuận Moscow. Dẫu vậy, bộ đôi Pantsir-S1 và Buk-M2 đã giành lại thế chủ động, có ngày bắn hạ tới 7 UAV của Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Còn Libya, Thổ Nhĩ Kỳ không có pháo binh đánh trực diện nhằm tiêu diệt đối thủ khó chịu là Pantsir-S1, vì thế các tổ hợp phòng không sát thủ do Nga chế tạo này có thể yên tâm chọn bất kỳ chỗ nào tốt mà thiết lập trận địa phục kích UAV Thổ Nhĩ Kỳ.

Như vậy có thể thấy, thành tích tiêu diệt UAV Thổ Nhĩ Kỳ của Pantsir-S1 trong tay phòng không Syria tuy kém hơn so với ở Libya nhưng không hẳn là do trình độ tác chiến của các kíp trắc thủ Syria đi xuống mà do họ bị những điều kiện khách quan khống chế nên khó có thể phát huy được uy lực của một trong những tổ hợp phòng không tầm thấp hiệu quả nhất thế giới.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm