Quốc tế

Vì sao tên lửa đánh chặn SM-6 của Mỹ khiến Hải quân Nga phải "ngước nhìn"?

DNVN - Tên lửa RIM-174 Standard Extended Range Active Missile (ERAM) hay còn gọi bằng cái tên Standard Missile 6 (SM-6) được đánh giá thứ là vũ khí độc nhất vô nhị trên thế giới.

Sức mạnh đáng gờm của lực lượng tàu ngầm Iran / Ba Lan chào đón 12 tiêm kích tàng hình Su-57 đầu tiên của Nga bằng... 24 F-35

Trong cuộc tập trận Formidable Shield, khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke mang tên USS McFaul (DDG-74) đã phóng thành công một tên lửa phòng không đa năng SM-6, tiêu diệt chính xác mục tiêu bay giả lập tên lửa đạn đạo của đối phương.

Thành công của lần bắn thử trên cho thấy SM-6 đã sẵn sàng gia nhập biên chế Hải quân Mỹ. Sở hữu những đặc tính vượt trội, độc nhất vô nhị so với mọi đối thủ trên thế giới, SM-6 là hình mẫu và niềm mơ ước của nhiều cường quốc quân sự, trong đó có cả Hải quân Nga.

Một vụ bắn thử nghiệm tên lửa phòng không đa năng SM-6

Một vụ bắn thử nghiệm tên lửa phòng không đa năng SM-6

Nhiệm vụ thiết kế chính đặt ra cho SM-6 đó là phòng không tầm xa cấp chiến thuật dành cho chiến hạm, nhằm bảo vệ cũng như mở rộng phạm vi chống lại tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương.

Tuy vậy SM-6 thực chất lại là tên lửa đa năng khi đảm đương được cả vai trò tên lửa đối hạm chống tàu nổi và đánh chặn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối (tính năng tương tự như THAAD).

Thông số kỹ thuật của SM-6 cực kỳ ấn tượng khi có thể đạt tầm bắn 240 km, tốc độ hành trình Mach 3,5 (trên 4.000 km/h) mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 64 kg đi kèm đầu dò radar chủ động cực nhạy.

Ngoài ra, tên lửa còn có kích thước rất nhỏ gọn, tối ưu hóa cho khả năng diệt mục tiêu bay bám biển ở vận tốc siêu âm.

 

Mô hình tên lửa đa năng RIM-174 Standard Extended Range Active Missile (ERAM) hay còn được gọi bằng cái tên Standard Missile 6 (SM-6)

Mô hình tên lửa đa năng RIM-174 Standard Extended Range Active Missile (ERAM) hay còn được gọi bằng cái tên Standard Missile 6 (SM-6)

So sánh với các loại tên lửa trang bị cho tàu chiến Nga, hệ thống S-300F Fort với đạn 48N6 chỉ đạn tới cự ly 150 km, khả năng diệt mục tiêu bay thấp của nó là cực kỳ hạn chế do tối ưu hóa cho đánh tầm cao.

Điều này được chứng minh bằng việc trên đất liền các tổ hợp S-300PMU-1/2 luôn phải có Pantsir-S1 đứng cạnh nhằm bảo vệ khỏi đòn tấn công bằng tên lửa hành trình hay máy bay bay thấp. Bên cạnh đó, S-300F không hề có khả năng tấn công tàu chiến mặt nước.

 

Chỉ sang tới các hệ thống tầm trung nhỏ gọn hơn như Shtil-1 trang bị đạn 9M317ME, hay Redut tích hợp tên lửa 9M96 chúng mới có thể thực hiện chức năng của tên lửa đối hạm khi cần thiết, nhưng tầm bắn chỉ bằng 20-50% khi đặt cạnh SM-6.

Cũng cần nói thêm rằng 2 loại tên lửa phòng không trên của Nga hoàn toàn không có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo giai đoạn cuối.

Với việc nắm giữ trong tay nhiều đặc tính vượt trội như vậy, rất dễ hiểu vì sao Hải quân Nga nói riêng cũng như nhiều lực lượng hải quân khác nói chung phải nhìn SM-6 bằng con mắt thèm thuồng.

Phong Vũ (Tham khảo Wikipedia)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm