Quốc tế

Việt Nam có nên tự hành hóa tên lửa phòng không Pechora theo công nghệ Belarus?

DNVN - Phiên bản tên lửa phòng không S-125 Pechora 2BM "Alebarda" cũng do Belarus nghiên cứu chế tạo được xem như bước đi mới trong quá trình nâng cấp các tổ hợp S-125 Pechora.

Siêu tăng BM Oplot Ukraine liệu có “tống tiễn” được T-55 ở Peru? / Cực độc cách nâng cấp T-55 của Peru, Việt Nam nên học?

Hiện nay Việt Nam đang sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không Pechora 2TM, đây là phiên bản hiện đại hóa từ S-125 Pechora nguyên bản do Công ty Tetraedr của Belarus thực hiện, mang lại sức mạnh mới cho vũ khí đã có phần lạc hậu này.

Chưa dừng lại đó, một công ty khác cũng của Belarus là Alevkurp đã cho ra mắt một biến thể khác của S-125 Pechora có tên gọi S-125 2BM Alebarda, đây thực chất là phiên bản tự hành hóa của Pechora 2TM và được coi là bản nâng cấp xa hơn của Pechora 2M do Nga chế tạo.

Khác biệt lớn nhất giữa Pechora 2BM với Pechora 2TM là các thành phần như bệ phóng, xe radar điều khiển hỏa lực, cabin điều khiển đều được đặt trên khung gầm xe đầu kéo bán tự hành và ứng dụng một số công nghệ áp dụng trên S-300PMU-1, khiến hai tổ hợp này có thể phối hợp tác chiến cùng nhau.

Các thành phần của hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora 2BM Alebarda

Các thành phần của hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora 2BM Alebarda

Vậy sau khi Belarus giới thiệu phiên bản mới S-125 2BM, liệu Việt Nam có nên ứng dụng vào phiên bản S-125 2TM của mình để mang lại sức chiến đấu cao hơn cho chúng? Để trả lời câu hỏi trên cần đánh giá qua tính năng kỹ chiến thuật của S-125 2BM.

Đầu tiên, tổ hợp tên lửa phòng không bản cố định S-125 2TM có cự ly tiêu diệt mục tiêu tối đa là 35 km ở trần bay 20 km, thông số này của S-125 2BM chỉ là 32 km và 20 km, như vậy là tầm xa ít hơn một chút.

Thời gian triển khai - thu hồi của S-125 2TM là 25 phút, trong khi S-125 2BM cũng chỉ tương đương mặc dù đã đặt trên khung gầm xe rơ mooc, chưa kể đến việc Alebarda nặng nề hơn nhiều nếu đặt cạnh Pechora 2M của Nga từng bị Việt Nam từ chối vì cho rằng không phù hợp với điều kiện của mình.

Xe mang phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không Pechora 2M do Nga chế tạo

Xe mang phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không Pechora 2M do Nga chế tạo

 

Cải tiến có lẽ đáng giá nhất giữa Pechora 2TM và Pechora 2BM đó là sản phẩm của công ty Alevkurp sử dụng một vài công nghệ áp dụng trên S-300PMU-1, tuy nhiên đây cũng không phải là điều quá khó khăn với Việt Nam vì chúng ta được cho là đã làm chủ công nghệ nâng cấp S-75 lên S-75M3 với việc áp dụng công nghệ tương đương.

Ngày nay khi đã được phía Belarus hoàn tất bàn giao công nghệ cải tiến S-125 2TM, Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng thực hiện thêm một số thay đổi như chia sẻ công nghệ cùng S-300PMU-1 của mình mà chẳng cần thuê chuyên gia nước ngoài.

Với những đặc điểm vừa nêu trên của S-125 2BM Alebarda, có lẽ cũng không cần thiết lắm để nâng cấp toàn bộ S-125 2TM của Việt Nam lên chuẩn này, có chăng chỉ là nên thí điểm một vài bộ khí tài mà thôi.

Phong Vũ (Theo TASS)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm