Quốc tế

Những "quái vật bầu trời" như vừa bước ra từ cổng địa ngục

DNVN - Những mẫu máy bay vận tải chuyên dùng để chở hàng quá khổ do Mỹ và châu Âu sản xuất dưới đây có hình dạng rất kỳ lạ, không khác gì những quái vật đến từ địa ngục.

"Choáng ngợp" trước tiêm kích đánh chặn lớn nhất thế giới do Liên Xô chế tạo / Siêu tăng BM Oplot Ukraine liệu có “tống tiễn” được T-55 ở Peru?

Đầu tiên là chiếc A300-600ST Super Transporter - phiên bản sửa đổi từ máy bay A300-600 thân rộng, được Airbus thiết kế và sản xuất để lĩnh trọng trách chuyên chở các phần hoàn thiện của máy bay Airbus từ nhiều cơ sở nằm quanh châu Âu đến điểm tập trung lắp ghép cuối cùng ở Toulouse và Hamburg.

Hình dáng của chiếc A300-600ST rất kỳ lạ, giống với cá heo đầu gù Beluga. Do đó, nó còn được gọi bằng cái tên thông dụng Airbus Beluga.

Máy bay vận tải hạng nặng Airbus A300-600ST Super Transporter

Máy bay vận tải hạng nặng Airbus A300-600ST Super Transporter

Thông số kỹ thuật cơ bản của A300-600ST Super Transporter: chiều dài 56,15 m; sải cánh 44,84 m; chiều cao 17,24 m; trọng lượng rỗng 86 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 155 tấn, khả năng mang tải 47 tấn.

A300-600ST được trang bị 2 động cơ General Electric CF6-80C2A8 công suất 25.740 daN (57.866 lbf), cho tốc độ tối đa Mach 0,82 (878 km/h), tầm bay 2.779 km khi mang 40 tấn hàng hoặc 4.632 km khi chỉ chở 26 tấn.

Kể từ khi thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 13/9/1994, đến thời điểm hiện tại có tất cả 5 chiếc Airbus Beluga đang hoạt động.

Máy bay vận tải hạng nặng Boeing 747 Dreamlifter

Máy bay vận tải hạng nặng Boeing 747 Dreamlifter

 

Tiếp theo là Boeing 747 Dreamlifter (còn có tên gọi LCF). Đây là chiếc vận tải cơ thân rộng được sửa đổi từ Boeing 747-400. Tương tự như Airbus Beluga, vai trò chính của LCF là vận chuyển các bộ phận của Boeing 787 Dreamliner từ các nhà cung cấp ở Nhật, Italia tới Bắc Charleston (Nam Carolina) và cuối cùng đến nhà máy Boeing ở Everest, Washington để hoàn thiện.

Thân chính của Dreamlifter phình rộng so với nguyên bản để chứa vừa phần thân của các máy bay cỡ lớn khác, điểm độc đáo của LCF là nó có phần đuôi tách rời để đưa hàng hóa vào thay vì phần đầu như những chiếc vận tải cơ khác.

Boeing 747 Dreamlifter có chiều dài 71,68 m; sải cánh 64,4 m; chiều cao 21,54 m; trọng lượng rỗng 180,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 364,2 tấn.

Bốn động cơ phản lực cánh quạt PW 4062 công suất 63.300 lbf (282 kN). Mỗi chiếc giúp Dreamlifter đạt được tốc độ lớn nhất 878 km/h, quãng đường cất cánh với tải trọng tối đa 2.804 m, tầm hoạt động 7.800 km (max tải trọng).

 

Boeing 747 Dreamlifter thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 9/9/2006. Hiện tại, Boeing đang duy trì phi đội gồm 4 chiếc.

Máy bay vận tải hạng nặng B-377-SG/SGT Super Guppy

Máy bay vận tải hạng nặng B-377-SG/SGT Super Guppy

Quái vật bầu trời tiếp theo là chiếc Super Guppy do Aero Spacelines chế tạo, kích thước lớn cùng ngoại hình kỳ dị của nó nhằm tối ưu hóa cho việc chuyên chở các loại hàng hóa cồng kềnh.

 

Phát triển dựa trên chiếc C-97J Turbo Stratocruiser - biến thể quân sự của Boeing 377, phần lưng máy bay được làm phình ra với đường kính cực đại bên trong là 7,6 m.

Super Guppy thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 31/8/1965, những nhà sử dụng gồm Aero Spacelines (3 chiếc), NASA (2 chiếc), Airbus (4 chiếc) và Aeromaritime (2 chiếc) hiện chỉ còn 1 chiếc duy nhất đang phục vụ trong biên chế NASA.

B-377-SG/SGT Super Guppy có chiều dài 43,84 m; sải cánh 47,625 m; chiều cao 14,148 m; trọng lượng rỗng 46 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 77,1 tấn.

Nhờ 4 động cơ turbine phản lực cánh quạt Allison 501-D22C công suất 4.680 hp (3.491 kW) mỗi chiếc mà Super Guppy có thể bay với tốc độ hành trình 467 km/h, tầm bay 3.219 km, trần bay đạt 9,7 km.

Phong Vũ (tổng hợp từ Wikipedia)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm