Vì sao tiêm kích thế hệ 5 vẫn hãm tốc theo cách cổ điển?
Dù sở hữu những công nghệ tiên tiến nhất, hiện đại nhất của nhân loại nhưng của Su-57 và F-35 đều vẫn sử dụng những công nghệ "cổ điển và hiệu quả tới mức không thể thay thế được".
Trung Quốc lo lắng khi Nhật Bản tái phát triển tiêm kích mạnh hơn J-20 / Trung Quốc suýt sở hữu tiêm kích MiG-29 tối tân của Liên Xô từ đầu thập niên 1990
Kiểu hạ cánh này sẽ cho phép chiếc tiêm kích giảm tốc độ nhanh nhất - nhanh hơn nhiều so với phanh thông thường giúp tiết kiệm đường đường băng hạ cánh cũng như giảm thiểu nguy cơ gặp tai nạn khi hạ cánh. Nguồn ảnh: Sina.
Sở dĩ các loại tiêm kích lại cần tới dù để hãm tốc độ khi hạ cánh là do kiểu bố trí động cơ trên những chiếc tiêm kích này không cho phép chúng thực hiện "phanh bằng động cơ" như trên những chiếc phản lực chở khách thông thường. Ảnh: F-35 của Mỹ thử nghiệm dù hãm tốc ở trên không. Nguồn ảnh: Sina.
Thậm chí những loại tiêm kích thế hệ mới hiện đại bậc nhất thế giới như Su-57 và F-35 hiện nay vẫn phải sử dụng kiểu hỗ trợ hạ cánh này, đặc biệt là khi hạ cánh trên những địa hình trơn trượt như bề mặt đường băng bị tuyết phủ hoặc bị đóng băng. Nguồn ảnh: Sina.
Với tiết diện lớn, một chiếc dù hãm đà máy bay có thể đưa tiêm kích từ tốc độ hơn 600 km/h về dưới 100 km/h chỉ trong vài giây. Khi hạ cánh bằng cách thức này, áp lực mà phi công phải chịu là khá lớn nhưng bù lại pha hạ cánh sẽ an toàn hơn nhiều do thời gian giảm tốc được thực hiện nhanh chóng. Nguồn ảnh: Sina.
Kiểu hạ cánh bằng dù hãm đã xuất hiện trên những tiêm kích phản lực thế hệ đầu tiên. Kiểu hạ cánh này tỏ ra cực kỳ hiệu quả và kể cả khi chiếc tiêm kích phải thay dù mới sau mỗi pha hạ cánh, chi phí dành cho việc thay dù vẫn rẻ hơn nhiều so với việc bảo dưỡng phi cơ sau khi nó phải sử dụng phanh ở càng đáp để hãm tốc độ lại. Nguồn ảnh: Sina.
Khi hạ cánh bằng dù hãm đà, phi công sẽ tung dù hãm từ trước khi càng đáp của máy bay chạm đất - điều này sẽ khiến máy bay bị giật ngược lại phía sau, giảm tốc độ và hạ càng đáp xuống đất một cách tự nhiên nhất mà không cần phi công phải tác động nhiều. Nguồn ảnh: Sina.
Sau khi cả ba càng đáp của máy bay tiếp đất thành công, phi công sẽ từ từ giảm lực đẩy của động cơ xuống mức tối thiểu và thậm chí có thể để chiếc tiêm kích tự dừng lại bằng dù hãm mà không cần tới phanh. Nguồn ảnh: Sina.
Kiểu hạ cánh này thậm chí còn từng được Quân đội Mỹ áp dụng lên trên tàu sân bay để giảm tốc độ máy bay xuống nhanh nhất. Tuy nhiên, kiểu hạ cánh này nhanh chóng bị không quân hải quân gạt đi vì nếu móc hãm đà trượt, chiếc phi cơ sẽ bị vướng dù và không thể kịp cắt dù rồi cất cánh trở lại được. Nguồn ảnh: Sina.
Tiêm kích MiG-31 của không quân Nga mở dù hãm đà khi càng đáp phía sau vừa chạm đất. Nguồn ảnh: Sina.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Một trong những "công nghệ cổ lỗ sĩ" nhưng những loại máy bay hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay vẫn tiếp tục sử dụng đó là công nghệ hãm tốc độ khi hạ cánh bằng dù. Nguồn ảnh: Sina.