Quốc tế

Việt Nam tích hợp thành công tên lửa Liên Xô cho tiêm kích Trung Quốc

DNVN - Tiêm kích đánh chặn siêu âm J-6 là phiên bản MiG-19 do Trung Quốc sản xuất theo giấy phép dưới sự trợ giúp kỹ thuật từ Liên Xô.

Su-30MK2 Việt Nam có thể trang bị tên lửa siêu thanh Rampage Israel? / Việt Nam có thể nhận hợp đồng nâng cấp T-54/55 cho Lào và Campuchia?

Trong giai đoạn quan hệ Xô - Trung còn nồng ấm, Moskva đã cấp phép cũng như hỗ trợ Bắc Kinh tự sản xuất 2 loại tiêm kích đánh chặn gồm J-5 (sao chép MiG-17) cùng với J-6 (sao chép MiG-19).

Tiêm kích J-6 được trang bị 2 động cơ phản lực Liming Wopen-6A (Tumansky RD-9B) lực đẩy 36,78 kN mỗi chiếc (tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng đạt 0,86) cho tốc độ tối đa 1.540 km/h cùng khả năng vận động khá nhanh nhẹn, rất thích hợp trong không chiến quần vòng cự ly ngắn

Vũ khí chính của J-6 là 3 khẩu pháo NR-30 cỡ 30 mm với cơ số 200 viên đạn, ngoài ra cánh máy bay có 4 điểm treo dành cho tên lửa không đối không RS-3, bom hoặc rocket không điều khiển.

J-6 có điểm yếu là rất ngốn nhiên liệu, phạm vi hoạt động của máy bay khoảng 1.390 km nhưng trong thực tế chiến đấu, do phi công liên tục phải bật tăng lực để đuổi theo đối phương hay cơ động tránh hỏa lực nên bán kính tác chiến bị thu hẹp khá nhiều.

Tiêm kích đánh chặn J-6 số hiệu 6058 của Việt Nam tại Bảo tàng Phòng không - Không quân. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Tiêm kích đánh chặn J-6 số hiệu 6058 của Việt Nam tại Bảo tàng Phòng không - Không quân. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI của Thụy Điển, trong năm 1969, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 30 chiếc tiêm kích siêu âm Shenyang J-6.

So với MiG-17 và MiG-21 thì J-6 tham chiến muộn hơn. Tuy vậy ngay trong lần xuất kích đầu tiên vào ngày 8/5/1972, biên đội J-6 của Trung đoàn 925 đóng quân tại sân bay Yên Bái đã lập chiến công bắn hạ 2 chiếc F-4 Phantom của Mỹ.

J-6 bị xem như đồ "dùng một lần" vì chỉ vận hành được liên tục trong 100 giờ bay (khoảng 10 phi vụ) trước khi tiến hành đại tu, cho nên vai trò của nó là khá mờ nhạt và bị loại biên sớm, có rất ít hình ảnh cũng như tư liệu về loại tiêm kích này khi còn trong biên chế Không quân Việt Nam.

Tiêm kích J-6 số hiệu 6044 của Trung đoàn không quân 925 được cải tiến để mang 2 tên lửa không đối không K-13 năm 1974. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Tiêm kích J-6 số hiệu 6044 của Trung đoàn không quân 925 được cải tiến để mang 2 tên lửa không đối không K-13 năm 1974. Ảnh: Quân đội nhân dân.

 

Tuy nhiên trong giai đoạn đầu thập niên 1970, các tiêm kích J-6 này vẫn là một trong những trang bị quan trọng của Không quân nhân dân Việt Nam, yêu cầu được đặt ra khi đó là trang bị tên lửa cho chiếc chiến đấu cơ này vì hỏa lực pháo không còn hiệu quả trong không chiến.

Trong năm 1972 các kỹ sư quân sự Việt Nam đã tiến hành cải tiến một số tiêm kích cận âm MiG-17 của Trung đoàn 923 và J-6 của Trung đoàn 925 để mang tên lửa vác vai A-72 (9K32M Strela-2M) nhưng khi sử dụng trong không chiến vẫn chưa bắn hạ được máy bay địch.

Sang tới năm 1974, Không quân Việt Nam tiếp tục nâng cấp và đã tích hợp thành công tên lửa không đối không đích thực K-13 lên tiêm kích J-6, mang lại khả năng không chiến vượt trội cho chiếc tiêm kích này.

Các máy bay J-6 sau đó đã được sử dụng trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam với vai trò tiêm kích phòng không, yểm trợ cho tốp F-5A/B cùng với A-37 tiêu diệt bè lũ diệt chủng Pol Pot.

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm