Vì sao Trung Quốc "thèm muốn" máy phóng điện từ trên tàu sân bay Mỹ?
Sự xuất hiện của máy phóng điện từ khiến cho năng lực tác chiến của tàu sân bay được nâng cao đáng kể bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm so với các loại máy phóng máy bay bằng hơi nước truyền thống.
Tàu sân bay thứ hai của Mỹ có thể thăm Việt Nam trong năm nay / Bộ trưởng Anh hủy chuyến đi Trung Quốc sau căng thẳng tàu sân bay
Máy phóng điện từ là thế hệ máy phóng máy bay mới nhất trên tàu sân bay và ở thời điểm hiện tại chỉ có duy nhất Hải quân Mỹ sở hữu và trang bị trên lớp tàu sân bay hạt nhânGerald R. Ford.
Các chuyên gia quân sự nhận định, so với các loại máy phóng máy bay bằng hơi nước truyền thống, máy phóng điện từ đang là xu hướng phát triển của các cường quốc muốn sở hữu tàu sân bay. Bởi vì, máy phóng điện từ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: Độ ồn thấp; năng lượng phóng cao; hiệu suất lớn; thể tích nhỏ gọn; kết cấu đơn giản dễ tối ưu hóa trên không gian nhỏ.
Thiết kế tổng thể trên USS Gerald R. Ford (CVN-78), tàu sân bay đầu tiên của Mỹ được trang bị máy phóng máy bay điện từ. Ảnh: US Navy |
Máy phóng điện từ khác hơi nước ra sao?
Theo đó một hệ thống máy phóng máy bay điện từ được cấu tạo thành bởi 6 thành phần chủ yếu sau:
- Hệ thống máy phát điện dùng để phóng. Sử dụng kết cấu boong tàu để tạo ra đường băng (đường phóng) cất cánh modul hóa gọn nhẹ, lắp đặt máy phát điện cảm ứng một chiều, có thể chuyển hóa dòng điện thành lực điện từ, đưa máy bay tăng tốc lên đường băng cất cánh, giống như thiết bị phóng bằng hơi nước, phóng máy bay thông qua một khoang di động giản đơn.
Sau khi máy bay được phóng đi, chuyển động ngược chiều của dòng điện máy phát điện hoàn toàn có thể điều khiển hãm được khoang phóng, không cần thiết phải sử dụng thiết bị hãm bằng nước.
- Hệ thống tích điện. Nguồn điện của bản thân tàu sân bay chủ yếu được tạo ra từ lò phản ứng hạt nhân, nhưng nguồn điện này không thể cung cấp công suất cao vọt trên 100MW, vì vậy cần có hệ thống tích điện, sau khi được tích điện sẽ phóng ra với mật độ cao, đáp ứng được nhu cầu làm việc bình thường của toàn bộ hệ thống.
Biên đội tàu sân bay CVN 78 của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy |
- Hệ thống kết nối nguồn điện chính. Kết nối với hệ thống truyền tải điện của tàu sân bay, đồng thời truyền tải điện đến hệ thống tích điện.
- Hệ thống điện tử chuyển đổi công suất. Đưa nguồn điện tiếp nhận từ hệ thống tích điện chuyển hóa thành sóng năng lượng thích hợp với điện áp dòng điện, khởi động khoang đẩy vận động theo đường phóng.
- Hệ thống điều khiển phóng. Thiết bị phóng bằng điện từ sử dụng hệ thống tuần hoàn kín, điều khiển trực tiếp dòng điện đi vào máy phóng. Do tận dụng tối đa linh kiện phụ tùng thương mại sẵn có nên có tính năng và độ tin cậy cao, về kết cấu có đủ không gian dự phòng để tiếp tục nâng cấp cải tiến.
- Hệ thống truyền tải năng lượng. Bao gồm dây cáp, bộ tiếp nối và tải công tác đầu cuối, đưa năng lượng từ hệ thống chuyển đổi chuyển sang máy phóng.
Máy phóng điện từ "nhỏ như có võ"
- Nếu so sánh với các máy phóng hơi nước truyền thống, máy phóng điện từ có thể tích nhỏ, trọng lượng nhẹ, phản ứng nhanh hơn. Theo đó diện tích chiếm dụng trên boong tàu của thiết bị phóng bằng điện từ rút nhỏ lại 1/3 so với thiết bị phóng trước đây, đồng thời trọng lượng giảm đi một nửa.
Điều này rất có lợi cho thiết kế mang tính ổn định của tàu sân bay. Không gian tiết kiệm được có thể dùng để tăng thêm số lượng máy bay chuyên dụng trên tàu, khiến hiệu quả tác chiến nâng cao.
Thiết bị phóng bằng điện từ trong điều kiện hệ thống hoàn toàn ở trạng thái khi chưa sử dụng, trong 15 phút là có thể phóng, khắc phục được hạn chế về khả năng sẵn sàng chiến đấu của thiết bị phóng bằng hơi nước.
Đặc biệt là khi ứng phó với tình huống xảy ra bất ngờ, tốc độ phản ứng của thiết bị phóng bằng điện từ sẽ có độ tin cậy cao hơn khá nhiều so với thiết bị phóng bằng hơi nước.
Dù tuyên bố sở hữu công nghệ đóng tàu sân bay tiên tiến thế nhưng các tàu sân bay của Trung Quốc hiện tại đều sử dụng thiết kế cầu nhảy lỗi thời và chưa có tàu này được trang bị máy phóng máy bay chuyên dụng như của Mỹ. Ảnh: QQ. |
- Giảm mài mòn cơ khí và giảm chi phí duy tu bảo dưỡng, công suất làm việc được nâng cao: Khi làm việc, thiết bị phóng bằng hơi nước thường tồn tại các loại ma sát cơ khí, làm mài mòn khá nhiều các thanh bọc kim loại. Trong khi đó, cấu kiện điện của thiết bị phóng bằng điện từ sử dụng lực điện từ nhanh chóng, không tiếp xúc, dường như không có sự mài mòn cơ khí.
Bên cạnh đó, do kết cấu thiết bị phóng bằng điện từ đơn giản nên nhân viên duy tu bảo dưỡng không gặp phải khó khăn với mê cung đường ống dẫn hơi nước phức tạp, cũng không phải lo hơi nước nóng bỏng rò rỉ bốn bề làm bẩn thiết bị, khiến khó sử dụng dầu bôi trơn làm sạch.
Thử nghiệm đã cho thấy, sau khi sử dụng thiết bị phóng bằng điện từ, có thể giảm bớt 30% chi phí bảo dưỡng duy trì tuổi thọ sử dụng, giảm 20% nhân viên duy tu bảo dưỡng. Đồng thời, độ an toàn và độ bền của máy bay nâng cao gần gấp đôi. Ngoài ra, hiệu suất sử dụng năng lượng của thiết bị phóng bằng điện từ có thể lên tới trên 60%, trong khi với thiết bị phóng bằng hơn nước chỉ đạt 5%.
Từ những ưu điểm vượt trội trên, hiện nay không chỉ Mỹ mà nhiều quốc gia khác trên thế giới đang ầm thầm phát triển các thiết bị phóng máy bay điện từ cho riêng mình, trong đó đi ngay sau Mỹ vẫn là Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên các quốc gia vẫn chưa đạt được bước tiến nổi bật nào trong việc phát triển một thiết bị phóng máy bay như của Mỹ.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo