Quốc tế

Vì sao các cường quốc đua nhau phát triển UAV trên tàu sân bay?

Hiện nay, Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới phát triển công nghệ máy bay không người lái có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay, và UAV có những ưu điểm vượt trội hơn các dòng tiêm kích trên hạm truyền thống.

Cùng lính xe tăng Việt Nam khám phá bên trong T-55 / Ấn Độ lần đầu bắn hạ vệ tinh ngoài quỹ đạo trái đất

Theo các chuyên gia quân sự, xu hướng phát triển máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) trang bị trên tàu sân bay là xu hướng tất yếu trong tương lai của các cường quốc quân sự. Bởi vì, so với máy bay chiến đấu kiểu truyền thống có người lái, UCAV trên tàu sân bay sở hữu nhiều ưu điểm sau:
Vi sao cac cuong quoc dua nhau phat trien UAV tren tau san bay?
X-47B là một trong nhiều mẫu máy bay chiến đấu không người lái UCAV đang được Hải quân Mỹ phát triển. Ảnh: US Navy
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa một chiếc UCAV so với một tiêm kích trên hạm thông thường chính là việc nó không cần đến phi công điều khiển trực tiếp,do đó sẽ không có khoang lái, hệ thống bảo đảm sinh mạng và tổ hợp điều khiển liên quan.
Điều này tiết kiệm được rất nhiều không gian và trọng lượng máy bay, vì vậy, có thể mang nhiên liệu, đạn dược, vũ khí và hệ thống điện tử nhiều hơn. Trong điều kiện cùng trọng tải, máy bay không người lái trên tàu có năng lực tấn công mạnh hơn và có bán kính tác chiến lớn hơn.
Bán kính tác chiến của tiêm kích trên hạm truyền thống thường trong phạm vi 800km, còn bán kính tác chiến của máy bay không người lái trên tàu có thể trên 2.000km, trong điều kiện tiếp dầu trên không, nó có thể mở rộng thêm bán kính tấn công và kéo dài thời gian bay liên tục.
Trong khi đó, tính cơ động trên không của máy bay không người lái trên tàu sân cũng tốt hơn so với máy bay thông thường. Bởi vì nó không cần phải tính toán đến khả năng chịu đựng về tâm sinh lý, thể lực của phi công, do đó mức quá tải lớn nhất có thể đạt đến từ 7 - 9G, có thể thực hiện những động tác cơ động tốc độ cao mà tiêm kích trên hạm truyền thống không thể nào làm được, thậm chí có thể tăng tốc cao nhất để thoát khỏi sự tấn công của tên lửa. Trong chiến đấu, điều này khiến cho máy bay không người lái trên tàu chiếm ưu thế so với máy bay chiến đấu truyền thống.

Vi sao cac cuong quoc dua nhau phat trien UAV tren tau san bay?-Hinh-2
Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ tương lai sẽ có nhiều thay đổi khi UCAV được đưa vào trang bị rộng rãi. Ảnh: US Navy
Ngoài hai ưu điểm trên,cấu tạo của máy bay không người lái trên tàu sân bay cũng đơn giản hơn, trong điều kiện cùng trọng tải, kích cỡ thân máy bay có thể nhỏ gọn hơn, diện tích của cánh máy bay sau khi gấp lại nhỏ hơn rất nhiều so với máy bay trên tàu truyền thống.
Có tài liệu nói rằng, không gian chiếm dụng mà máy bay không người lái trên tàu X-47B của Mỹ sau khi cánh máy bay cụp lại không bằng một nửa không gian của máy bay chiến đấu F/A-18E/F “Super Hornet”. Điều này tạo ra một lợi thế rất lớn về không gian vốn rất quý giá trên tàu sân bay, điều này làm tăng số lượng máy bay không người lái mang theo trên tàu sân bay, do vậy sẽ nâng cao năng lực, khả năng chiến đấu trên không của tàu sân bay.

Vi sao cac cuong quoc dua nhau phat trien UAV tren tau san bay?-Hinh-3
X-47B tập cất/hạ cánh trên tàu sân bay. Ảnh: US Navy

Thiết kế vượt trội của UCAV trong tương lai cũng sẽ tác động lớn đến thiết kế của các lớp tàu sân bay tương lai của các cường quốc.Thiết kế theo kiểu phẳng hóa của thân máy bay trở thành xu thế chính, rất nhiều máy bay không người lái đã thiết kế bố trí động cơ máy bay - thiết bị chính phản xạ sóng radar ở phần nóc thân máy bay, ngoài ra có một số máy bay không người lái cánh cố định còn loại bỏ cánh đuôi, làm cho tính năng tàng hình radar của máy bay không người lái trên tàu được nâng lên đáng kể, điều này không chỉ phù hợp với xu thế phát triển phương tiện bay trong tương lai, mà còn nâng cao rất nhiều năng lực sống sót trên chiến trường và năng lực lẩn tránh của máy bay.
Từ một vài điểm trên có thể tạm rút ra kết luận rằng, máy bay chiến đấu không người lái trên hạm sẽ là xu hướng phát triển chủ đạo của hải quân quân các nước trong tương lai. Và cuộc đua này sẽ không chỉ có Mỹ mà còn có sự tham dự của cả Nga và Trung Quốc hay một số nước châu Âu.
Vũ khí - khí tài
Theo kienthuc.net.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm