Vì sao UAV 'cảm tử' Israel lại thành công ở Syria?
Với thành tích chiến đấu ấn tượng Syria cũng như trên khắp Trung Đông, các mẫu UAV "cảm tự" của Israel trong đó có IAI Harop đang tạo nên một khái niệm mới về tác chiến phi đối xứng.
AH-6 Little Bird: 'Chim nhỏ' nhưng có võ của Quân đội Mỹ / Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân máy bay Tu-22M3 gặp nạn
Theo đó một trong những mẫu UAV "cảm tử" đang làm mưa, làm gió tại Trung Đông của Israel hiện nay chính là IAI Harop hay còn gọi là IAI Harpy 2, do Tập đoàn công nghiệp hàng không IAI của Israel phát triển và được giới thiệu từ năm 2013. Nguồn ảnh: Jerusalem.
Ban đầu, Israel công bố đây là loại máy bay không người lái chống bức xạ - có nghĩa là nó sẽ dò ra nguồn phát sóng radar của đối phương và tấn công trực diện vào nguồn phát đó bằng cách... đâm thẳng vào như một phương tiện đánh bom liều chết. Nguồn ảnh: AShow.
Tuy nhiên về sau người ta mới phát hiện ra rằng, IAI Harop không những có thể sử dụng để tấn công vào nguồn phát xạ của đối phương mà người điều khiển có thể lập trình sẵn hoặc điều khiển nó tấn công vào mọi mục tiêu, mọi vị trí mà họ muốn. Nguồn ảnh: AShow.
Khái niệm máy bay không người lái cảm tử từ đây đã ra đời. Đây cũng được coi là một trong những loại máy bay không người lái có vũ trang đầu tiên trên thế giới có khả năng tự hành hoàn toàn. Nguồn ảnh: AShow.
Cụ thể, máy bay không người lái IAI Harop có thể hoạt động độc lập bằng các thông tin được lập trình sẵn mà không cần người điều khiển. Trong thời gian hoạt động được thiết lập sẵn, nếu IAI Harop không phát hiện hoặc không tấn công được bất cứ mục tiêu nào, nó sẽ tự quay về vị trí cất cánh ban đầu để hạ cánh. Nguồn ảnh: AShow.
Vũ trang của IAI Harop rất đơn giản, đó là đầu đạn nặng 23kg có sức công phá cực mạnh được đặt ở đầu máy bay. Tầm hoạt động của loại máy bay này lên tới 1.000 km và có thể bay liên tục 6 tiếng trên không. Nguồn ảnh: Airteam.
Hệ thống bay của Harop sử dụng động cơ cánh quạt kết hợp cùng sải cánh rộng 3 mét nhưng không rõ tốc độ tối đa của loại máy bay không người lái này là bao nhiêu. Trong ảnh: IAI Harop sử dụng động cơ tên lửa để đạt tốc độ cất cánh, động cơ tên lửa này sẽ hết nhiên liệu chỉ sau vài giây khi Harop bay lên được trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc trang bị động cơ tên lửa đẩy để cất cánh khiến Harop có thể được triển khai từ bất cứ cơ cấu phóng nào mà không cất thiết phải có đường băng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo