Quốc tế

Vì sao Việt Nam vẫn tin dùng pháo tự hành diệt tăng SU-100?

DNVN - Do đã rất lạc hậu vì ra đời từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nên đã có ý kiến cho rằng Việt Nam hãy mạnh dạn cho pháo tự hành diệt tăng SU-100 được nhận sổ hưu.

"Rồng lửa" S-125 Liên Xô vừa bắn hạ "niềm tự hào" Trung Quốc sản xuất / Lộ diện mục đích thực sự của Nga khi tạo ra bản nâng cấp Su-30SM1

Pháo tự hành diệt tăng SU-100 do Liên Xô sản xuất được sử dụng rộng rãi trong năm cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới II và còn tiếp tục phục vụ quân đội Liên Xô cũng như các quốc gia đồng minh một thời gian dài sau này.

SU-100 sử dụng khung gầm xe tăng T-34-85 với trọng lượng 31,6 tấn; chiều dài 9,45 m; chiều rộng 3,0 m; chiều cao 2,25 m; kíp chiến đấu 4 người. Giáp trước thân xe có độ dày 75 mm, giáp hông dày 35 mm và nóc xe mỏng nhất chỉ 20 mm.

Vũ khí của SU-100 là pháo nòng xoắn D-10S cỡ 100 mm tương tự loại lắp trên xe tăng T-54/55, có thể xuyên giáp dày 125 mm để thẳng góc với mặt đất ở cự ly lên tới 2 km.

Pháo chống tăng tự hành SU-100 của Việt Nam trong tình trạng niêm cất bảo quản. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Pháo chống tăng tự hành SU-100 của Việt Nam trong tình trạng niêm cất bảo quản. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Việt Nam nhận được từ Liên Xô một số lượng không xác định pháo tự hành diệt tăng SU-100 vào giai đoạn giữa thập niên 1960.

Mặc dù được sử dụng ngay tuy nhiên thành tích chiến đấu của SU-100 là cực kỳ ít ỏi, nhược điểm lớn của nó là do không có tháp pháo nên muốn bắn các mục tiêu bên sườn sẽ phải xoay cả thân xe.

Bên cạnh đó, vũ khí này chỉ được lắp đặt động cơ diesel 4 kỳ V-2-34, 12 xilanh có công suất 500 mã lực (370 kW) cho tốc độ tối đa 48 km/h trên đường nhựa, tầm hoạt động 320 km, như vậy là khá thấp.

Một nhược điểm nữa đó là khẩu pháo 100 mm của SU-100 hiện nay rất khó gây tổn thương nặng cho các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại, vì vậy mà đã dẫn tới ý kiến cho rằng nên loại biên vũ khí trên.

 

Pháo tự hành SU-100 của Hải quân Việt Nam trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Pháo tự hành SU-100 của Hải quân Việt Nam trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Nhưng lại phải nhìn nhận rằng pháo D-10S 100 mm mặc dù không đạt hiệu quả cao với xe tăng hiện đại nhưng vẫn có thể xuyên thủng giáp xe tăng hạng nhẹ, xe chiến đấu bộ binh, xe thiết giáp chở quân và các loại phương tiện khác.

Nhược điểm không có tháp pháo khiến phải xoay cả thân xe có thể được khắc phục bằng cách cho SU-100 giữ vai trò pháo phòng thủ bờ biển thay thế loại D-44 85 mm hiện nay.

 

Chính vì những lý do trên mà tính đến thời điểm này, pháo tự hành SU-100 vẫn chưa được nhận sổ hưu, chúng đang chủ yếu phục vụ trong hải quân với vai trò chính là yểm trợ hỏa lực chống thiết giáp đổ bộ của đối phương.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm