Vì sao xe tăng Panzer IV vẫn sống tốt sau Thế chiến thứ hai
Loại xe tăng huyền thoại của Đức quốc xã này ra đời từ năm 1939 và tới tận cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 vẫn tiếp tục tung hoành trên chiến trường Trung Đông.
Xe tăng T-72B1MS "Đại bàng trắng" của Lào mạnh hơn cả T-90S? / "Con lai" siêu độc đáo giữa xe tăng T-64 và T-55
Để có thể có được những chiếc Panzer IV trong biên chế của mình, Syria thậm chí còn không thể mua được nguyên chiếc mà phải gửi kỹ sư tới nhiều quốc gia, mua từng linh kiện một để chuyển về nước. Nguồn ảnh: Wwiiafterwwii.
Theo ước tính Syria có tới gần 10 nhà cung cấp linh kiện xe tăng Panzer IV từ khắp các quốc gia ở châu Âu, toàn bộ quá trình mua bán và vận chuyển số lượng linh kiện này về nước đều được Syria thực hiện cực kỳ bí mật. Nguồn ảnh: Wwiiafterwwii.
Các phiên bản xe tăng Panzer IV mà Syria mua được đều sử dụng hoả lực "nòng dài". Đây là loại hoả lực đủ để xuyên thủng xe tăng M4 Sherman của Mỹ kể cả khi bắn thẳng từ trước mặt. Nguồn ảnh: Wwiiafterwwii.
Sở dĩ Panzer IV được Syria lựa chọn là vì quốc gia "không độ trời chung" với Syria là Israel khi đó còn quá non trẻ, biên chế vũ khí chủ yếu được sử dụng với xe tăng M4 Sherman do Mỹ viện trợ - loại xe tăng dễ dàng trở thành mồi ngon của Panzer IV. Nguồn ảnh: Wwiiafterwwii.
Khả năng tác chiến trên địa hình sa mạc của xe tăng Panzer IV cũng đã được chứng minh tại mặt trận Bắc Phi từ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và cỗ xe tăng này hoàn toàn không gặp bất cứ khó khăn gì khi phục vụ trong biên chế của quân đội Syria. Nguồn ảnh: Wwiiafterwwii.
Trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày vào năm 1967, một loạt xe tăng Panzer IV của Syria đã đối đầu với các xe tăng Centurion từ phía Israel trên cao nguyên Golan. Nguồn ảnh: Wwiiafterwwii.
Trận chiến này cũng được coi là lần cuối cùng xe tăng Panzer IV tham chiến trên chiến trường. Trên Cao nguyên Golan, lực lượng xe tăng của Syria ban đầu đã lấn lướt phía Israel nhưng về sau đã bị đánh bật ra khỏi khu vực này. Nguồn ảnh: Wwiiafterwwii.
Một số lượng khá lớn xe tăng Panzer IV của Syria sau đó thậm chí còn bị Israel thu giữ làm chiến lợi phẩm. Tuy nhiên những chiếc xe tăng này chỉ được sử dụng làm mục tiêu bắn tập và làm thí nghiệm chứ không được "xung công" như những xe tăng T-54/55 chiến lợi phẩm khác của Israel. Nguồn ảnh: Wwiiafterwwii.
Như vậy, cuộc phiêu lưu của những cỗ xe tăng Panzer IV - kiệt tác của phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai hoá ra lại "sống dai" hơn Đế chế thứ ba rất nhiều. Phải mãi tới năm 1967, Panzer IV mới tham gia trận đánh cuối cùng của đời mình trên Cao nguyên Golan. Nguồn ảnh: Wwiiafterwwii.
Đến năm 1973 khi một lần nữa chiến tranh lại xảy ra trên cao nguyên Golan, Syria đã mang T-55 và T-62 do Liên Xô viện trợ ra sử dụng với số lượng lớn thay vì sử dụng loại xe tăng Panzer IV này. Nguồn ảnh: Wwiiafterwwii.
Tới nay, rất nhiều cỗ xe tăng Panzer IV vẫn lừng lững trong các viện bảo tàng trên khắp thế giới, trong đó có không ít những chiếc Panzer IV nguyên bản vẫn còn hoạt động tốt. Nguồn ảnh: Wwiiafterwwii.
Theo Tuấn Anh/Kiến Thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Trong suốt thời gian từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Quân đội Syria đã tìm mua đủ các loại xe tăng Panzer IV và sau này sớm trở thành quốc gia vận hành số lượng Panzer IV lớn nhất thế giới sau khi chiến tranh thế giới kết thúc. Nguồn ảnh: Wwiiafterwwii.