Việt Nam có thể mua lại tổ hợp phòng không Buk-M1 khi Phần Lan thanh lý giá rẻ?
Từ đâu Hàn Quốc có siêu tăng T-80U “khủng” của Nga? / Không quân Iran nhận hàng loạt tiêm kích Kosar, sẵn sàng cho tình huống xấu!
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung di động 9K37M Buk-M1 (tên định danh NATO SA-11 Gadfly) là phiên bản hiện đại hóa từ 9K37 Buk, chính thức tiếp nhận vào biên chế Quân đội Liên Xô từ năm 1984.
Thay đổi của Buk-M1 so với Buk là tổ hợp được trang bị đài radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu 9S18M1 “Kupol-M1” lắp ăng ten mảng pha, các thành phần đặt trên xe tự hành bánh xích mới GM-567M có tính năng vượt trội so với tổ hợp Buk nguyên bản.
Ngoài ra hệ thống còn biên chế đài chỉ huy 9S470M1 với trang thiết bị đi kèm hoàn toàn mới, giữ vai trò trung tâm, điều phối hoạt động và liên kết các thành phần khác, đồng thời đóng vai trò theo dõi, đánh giá và phân tích kết quả sau khi tên lửa được phóng đi.
Xe mang phóng tự hành (TELAR) 9A310M1 của Buk-M1 sử dụng radar dẫn đường và nhận dạng mục tiêu nâng cấp, giúp tăng cự ly hoạt động thêm 25 - 30%.
Xác suất nhận dạng chính xác các mục tiêu khí động học và tên lửa đạn đạo cũng được tăng lên 0,6. Khả năng chống nhiễu của radar này cao gấp 2 lần so với loại lắp trên TELAR 9A310 của tổ hợp Buk cơ sở.
Nhờ được hiện đại hóa, mặc dù vẫn sử dụng đạn tên lửa 9M38 (tầm bắn 35 km) nhưng xác suất tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng 1 phát bắn của Buk-M1 đã tăng lên 95% so với 90% của Buk nguyên bản.
Xe mang phóng tự hành (TELAR) 9A310M1 của tổ hợp Buk-M1 với tên lửa 9M38. Ảnh: Wikipedia.
Được biết vào năm 1996, Nga đã chuyển giao cho Phần Lan 3 hệ thống Buk-M1 để thanh toán một số khoản nợ công dưới thời Liên Xô.
Tuy nhiên đến năm 2009, chính phủ Phần Lan quyết định sẽ chi ra 500 triệu USD để mua các hệ thống NASAMS do Tập đoàn Kongsberg của Na Uy sản xuất nhằm thay thế Buk-M1.
NASAMS đã được bàn giao từ năm 2001, công việc huấn luyện triển khai vào năm 2012 chính thức đi vào trực chiến trong giai đoạn cuối 2015 - đầu 2016, đây cũng là thời điểm Buk-M1 được rút dần khỏi lực lượng phòng không Phần Lan.
Vậy sắp tới nếu như Phần Lan có kế hoạch bán thanh lý các tổ hợp Buk-M1 này (điều chắc chắn sẽ xảy ra) thì Việt Nam có nên chớp thời cơ để mua lại với giá rẻ?
Cần nói thêm rằng mặc dù lạc hậu hơn so với Buk-M1-2 hay Buk-M2 nhưng Buk-M1 vẫn là một hệ thống tên lửa phòng không tầm trung cực kỳ đáng gờm.
Trong cuộc chiến tranh 5 ngày tại Gruzia năm 2008, các tổ hợp Buk-M1 được Ukraine viện trợ cho Gruzia đã lập chiến công bắn hạ tới 3 chiếc Su-25 và đặc biệt là 1 máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga.
Thậm chí gần đây Buk-M1 còn là đối tượng bị cáo buộc đã bắn rơi chiếc máy bay chở khách MH17 của Malaysia Airlines trên bầu trời Ukraine.
Hệ thống tên lửa phòng không Pechora-2T. Ảnh: Wikipedia.
Đối với Việt Nam, cơ số đạn tên lửa phòng không dự trữ luôn được coi là "càng nhiều càng ít", nhất là khi chúng ta thường xuyên có nguy cơ đối đầu với những lực lượng không quân hùng hậu hàng đầu thế giới.
Trong bản báo cáo gần đây của SIPRI thì ngoài các hệ thống SPYDER-SR hiện đại, Việt Nam còn mua lại 3 tổ hợp Pechora-2T cũ của Nga để nâng cấp lên chuẩn Pechora-2TM. Điều này một lần nữa khẳng định thêm cho nhận định trên.
Khi so sánh với Buk-M1 thì mặc dù đã được hiện đại hóa nhưng Pechora-2TM vẫn có tính năng kỹ chiến thuật thua kém khá nhiều. Nếu có thêm Buk-M1 để phối hợp cùng S-300PMU-1, SPYDER-SR/MR hay Pechora-2TM thì sức mạnh của lực lượng phòng không Việt Nam sẽ được nâng cao đáng kể.
Do vậy, phương án mua lại hàng thanh lý của Phần Lan cũng nên được xem xét một cách nghiêm túc để triển khai nếu điều kiện cho phép.
End of content
Không có tin nào tiếp theo