Quốc tế

Không quân Việt Nam từng được trang bị tới 30 trực thăng tấn công Mi-24D?

DNVN - Dựa trên một số hình ảnh đã được công bố, Không quân Nhân dân Việt Nam chỉ có trực thăng vũ trang Mi-24A/B/U (Hind-A/B/C) trong biên chế, tuy nhiên lại có một thống kê khác rất đáng chú ý.

Chiêm ngưỡng sức mạnh khủng khiếp tên lửa diệt hạm Exocet của Pháp / Trung Quốc "bẻ khóa" thành công tiêm kích đa năng Su-30MK2, hướng tới Su-35SK

Mil Mi-24 Hind là loại trực thăng vũ trang hạng nặng độc nhất vô nhị của Liên Xô cũng như trên toàn thế giới, nó vừa có khả năng tấn công mặt đất vô cùng mạnh mẽ lại vừa đảm nhiệm được chức năng vận tải ở mức độ hạn chế.

Theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn 1979 - 1980, Không quân Việt Nam đã nhận được từ Liên Xô 10 chiếc trực thăng vũ trang Mi-24A/B/U đã qua sử dụng.

Trong đó Mi-24A (Hind-A) là phiên bản tiêu chuẩn, Mi-24B (Hind-B) được bổ sung súng máy hạng nặng 12,7 mm ở mũi và Mi-24U (Hind-C) không trang bị vũ khí, dùng cho mục đích huấn luyện.

Tất cả số trực thăng Mi-24 của Việt Nam khi đó đều được biên chế cho Trung đoàn Không quân 916.

Trực thăng Mi-24 của Việt Nam trước giờ xuất kích làm nhiệm vụ. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Trực thăng Mi-24 của Việt Nam trước giờ xuất kích làm nhiệm vụ. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Với 4 bình rocket UB-32-57 mang theo 128 quả rocket S-5, 4 tên lửa chống tăng điều khiển bằng sóng radio AT-2 Falanga cùng súng máy 12,7 mm, Mi-24 của Việt Nam thực sự là cơn ác mộng đối với quân Khmer Đỏ khi đã đã tiêu diệt rất nhiều tiền đồn, căn cứ của chúng.

Phi đội trực thăng vũ trang Mi-24 của Không quân Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc truy quét quân Khmer Đỏ, bảo vệ thành công biên giới Tây Nam cũng như giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot.

Một chiếc Mi-24PN của Không quân Nga. Ảnh: TASS.

Một chiếc Mi-24PN của Không quân Nga. Ảnh: TASS.

 

Dựa trên một số hình ảnh đã được công bố, Không quân Việt Nam chỉ được trang bị trực thăng vũ trang Mi-24A/B/U (Hind-A/B/C). Nhưng SIPRI lại cho biết thêm vào giai đoạn 1982 - 1984, Việt Nam còn được Liên Xô viện trợ tới 30 chiếc Mi-24D (Hind-D).

So sánh với Hind-A/B/U thì khác biệt dễ nhận thấy nhất ở Hind-D là buồng lái kiểu bọt khí với phi công lái chính ngồi trước, phi công hoa tiêu ngồi sau đã thay thế kiểu buồng lái vuông vức dành cho 2 phi công ngồi song song ở phiên bản cũ.

Ngoài ra, Mi-24D còn được lắp pháo 30 mm thay cho súng máy 12,7 mm cùng nhiều thiết bị điện tử hàng không tiên tiến hơn, điều khiển được tên lửa chống tăng sử dụng phương thức dẫn đường bán tự động (SACLOS) AT-6 Spiral.

Một yếu tố khác cũng rất quan trọng đó là so với Mi-24A/B thì Mi-24D có tiềm năng hiện đại hóa rất lớn, hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu của chiến tranh hiện đại.Đây chính là lý do vì sao hiện nay khi Hind-A/B đã ngừng bay thì các biển thể của Hind-D vẫn còn tung cánh trên bầu trời trong một thời gian dài nữa.

 

Tuy nhiên tương tự như trường hợp của máy bay vận tải An-12 hay tổ hợp tên lửa phòng không SA-6, đến nay vẫn chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy trực thăng vũ trang Mi-24D đã thực sự phục vụ trong biên chế của Không quân Việt Nam.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm