Quốc tế

Việt Nam học tập Philippines đặt Hàn Quốc đóng mới khinh hạm HDF-3000?

DNVN - Tàu hộ vệ tên lửa 3.000 tấn HDF-3000 mà Hàn Quốc đóng cho Hải quân Philippines có giá thành chỉ vào khoảng 168 triệu USD, tương đương nhiều chiến hạm 2.000 tấn khác trong khi sức mạnh của nó cực kỳ đáng nể.

Kinh hãi sức mạnh của pháo tự hành Nga khi "khè lửa" / Mỹ biến máy bay chiến đấu F-35 thành "mắt thần trên không"

Nhà máy đóng tàu Hyundai Heavy Industries của Hàn Quốc cho biết, khinh hạm HDF-3000 đầu tiên được đóng mới theo đơn đặt hàng của Hải quân Philippines dự kiến sẽ được bàn giao vào giữa hoặc cuối năm 2020.

Đây là chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Philippines cũng đồng thời là một trong những tàu hộ vệ tên lửa tối tân nhất Đông Nam Á, nó sở hữu kích thước và cấu hình vũ khí rất đáng nể.

Tàu có lượng giãn nước 3.200 tấn với chiều dài 107 m, rộng 12 m, mớn nước 4 m, nó nhỏ hơn một chút so với nguyên mẫu thiết kế là khinh hạm lớp Incheon của Hải quân Hàn Quốc.

Cấu hình khinh hạm HDF-3000 của Hải quân Philippines. Ảnh: Max Defense Philippines.

Cấu hình khinh hạm HDF-3000 của Hải quân Philippines. Ảnh: Max Defense Philippines.

Tuy nhiên nhìn vào thiết kế sơ bộ của HDF-3000 thì con tàu sở hữu sức mạnh thật đáng gờm, thậm chí còn vượt cả bản gốc của Hàn Quốc và chẳng thua kém một khinh hạm hiện đại nào trong khu vực ASEAN.

Cảm biến chính của con tàu là radar mảng pha quét chủ động (AESA) Thales NS-160, đây được xem là bản nâng cấp của loại SPS-550K (một phiên bản của SMART-S) vẫn được lắp đặt trên các chiến hạm lớp Incheon cùng với radar điều khiển hỏa lực STIR EO Mk 2 cũng của Thales.

Đi kèm theo đó là các radar dẫn đường hàng hải hoạt động trên băng tần S/X, hệ thống trinh sát quang học SAQ-540K và hệ thống đối kháng điện tử bố trí phần phía sau tháp chỉ huy.

 

Vũ khí của tàu gồm 1 pháo hạm 76 mm Oto Melara Super Rapid, module pháo phòng thủ tầm gần MSI Seahawk cỡ 30 mm.

Tiếp theo là 2 bệ phóng đôi dành cho tên lửa vác vai Mistral, 8 ống phóng tên lửa hành trình chống hạm SSM-700K, 6 ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ K745 Blue Shark.

Đặc biệt hơn, chiến hạm Philippines còn được tích hợp cụm 8 ống phóng thẳng đứng K-VLS chức năng tương đương Mk 41 trên các tàu khu trục và tuần dương hạm của Mỹ.

K-VLS có thể triển khai cả tên lửa phòng không tầm trung lẫn tên lửa chống ngầm hoặc tên lửa hành trình tấn công mặt đất, cụm ống phóng này phải đến thế hệ sau của lớp Incheon mới được nhìn thấy.

HDF-3000 còn có cả sonar gắn liền thân loại Bluewwatcher của Thales, hệ thống chỉ huy TACTICOS thế hệ mới nhất cùng các thiết bị thông tin liên lạc chuẩn link 16 và link 22 rất tiên tiến.

 

Khinh hạm lớp Incheon của Hải quân Hàn Quốc, nguyên mẫu thiết kế của HDF-3000. Ảnh: Naval Today.

Khinh hạm lớp Incheon của Hải quân Hàn Quốc, nguyên mẫu thiết kế của HDF-3000. Ảnh: Naval Today.

Với cấu hình trên, dễ nhận thấy rằng HDF-300 của Philippines có sức mạnh không thua kém gì chiếc DW-3000F cũng được Hàn Quốc đóng cho Hải quân Thái Lan.

Nhưng chi tiết gây ngạc nhiên nhất đó là giá thành con tàu siêu rẻ, chỉ vào khoảng 168 triệu USD, tương đương một chiến hạm 2.000 tấn nhưng mạnh hơn nhiều.

 

Giá thành rẻ như trên nhiều khả năng là do Philippines không yêu cầu Hàn Quốc phải chuyển giao công nghệ cho họ như những đối tác khác.

HDF-3000 có thể xem như một phương án giúp Việt Nam tăng cường sức mạnh cho hạm đội tàu mặt nước, nó có giá thành chỉ nhỉnh hơn Gepard 3.9 một chút nhưng mạnh hơn rất nhiều.

Không chỉ có vậy, thời gian mà phía Hàn Quốc thi công đóng mới con tàu này cũng chỉ bằng một nửa so với Nga.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm