Quốc tế

Việt Nam sẽ mua "Kẻ hủy diệt" BMPT-72 sau khi đã nhận đủ xe tăng T-90S?

DNVN - Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator là người bạn đồng hành rất quan trọng đối với xe tăng chiến đấu chủ lực trong đội hình tác chiến của Quân đội Nga.

Trung Quốc qua mặt "thầy giáo" Nga trở thành cường quốc tàu sân bay thứ hai thế giới / Vì sao tên lửa đánh chặn SM-6 của Mỹ khiến Hải quân Nga phải "ngước nhìn"?

Theo các thông tin từ phía Nga, họ đã hoàn tất quá trình chuyển giao 64 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK cho Việt Nam theo hợp đồng ký năm 2018. Hiện tại, các cỗ chiến xa này đã được triển khai cho công tác huấn luyện chiến đấu.

Sau khi đã có xe tăng T-90S trong biên chế thì lại xuất hiện nhiều ý kiến bình luận về việc Việt Nam có nên mua kèm cả xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT-72 (Terminator-2) hay không. Trong đội hình tác chiến của Quân đội Nga, đây là phương tiện giữ vai trò rất quan trọng, gần như không thể thiếu.

Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator

Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator

Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT (Terminator) ra đời từ thực tiễn chiến trường Chechnya, Quân đội Nga trong cuộc tấn công vào thủ phủ Grozny đã phải chịu thiệt hại rất nặng nề vì chiến thuật sai lầm.
Khi đó, xe tăng đã đi giữa hai dãy nhà cao tầng mà không có bộ binh đi kèm. Chúng trở thành mồi ngon cho các tay súng RPG phục kích và bắn xuống từ trên cao, vào đúng vị trí bọc giáp mỏng nhất.
Hàng loạt xe tăng T-72 và T-80 bị phá hủy cũng như bắn hỏng đã khiến người Nga phải nhanh chóng nghiên cứu ra một phương tiện mới.
Loại xe cơ giới này yêu cầu phải có tháp pháo nhẹ, xoay nhanh, trên đó bố trí vũ khí đủ uy lực mang theo cơ số đạn cũng như góc bắn lớn để tấn công được những mục tiêu mà khẩu pháo chính trên xe tăng rất khó hoặc không thể bắn được.
Đó chính là tiền đề của việc ra đời xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator.
Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT-72 (Terminator-2)

Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT-72 (Terminator-2)

Kể từ khi chiếc BMPT Terminator chính thức ra mắt năm 2002 cho tới phiên bản nâng cấp BMPT-72 Terminator-2 được giới thiệu hồi năm 2013, cho dù có một vài thay đổi về kết cấu nhưng ý tưởng thiết kế vẫn được giữ nguyên.
Nhờ 2 nòng pháo 2A42 cỡ 30 mm cùng súng máy PKTM lắp trên tháp pháo nhẹ kết hợp thiết bị điện tử tinh vi. Phương tiện này đảm bảo tấn công được mọi mục tiêu ở góc khuất hay trên cao một cách nhanh chóng, khiến đối phương gần như không có cơ hội để gây hại cho xe tăng.
Bên cạnh đó, nhờ 4 tên lửa 9M120 Ataka mà BMPT-72 vẫn đủ sức tự vệ. Thậm chí, tiêu diệt nhiều chiến xa hiện đại trên chiến trường khi không có sự bảo vệ của xe tăng.
Vậy với sức mạnh khủng khiếp của BMPT-72, Việt Nam có nên mua sắm?
Để trả lời trước hết cần xem xét vài yếu tố, giá thành mỗi xe BMPT-72 cũng đắt ngang ngửa T-90S, trong khi mục đích sử dụng của nó là chống lại chiến tranh du kích ở môi trường tác chiến đô thị.
Đối với trường hợp cụ thể của Việt Nam, theo nhận định của nhiều chuyên gia, đối phương tiềm tàng của chúng ta không phải là phiến quân cực đoan như tại Syria hay Iraq. Trong trường hợp đối đầu, dự báo kẻ địch sẽ đánh trực diện bằng hỏa lực vượt trội chứ không ẩn nấp trong các dãy phố để bắn lén.
Chính vì vậy, theo bình luận của các chuyên gia việc mua sắm BMPT-72 kèm theo T-90S là việc làm không cần thiết, ít nhất trong giai đoạn trước mắt.
Phong Vũ (Tham khảo TASS và Wikipedia)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm