Quốc tế

Việt Nam sẽ thay thế súng không giật DKZ-82 bằng RPG-29?

DNVN - Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn đang sử dụng một lượng lớn súng không giật DKZ-82 (B-10) do Liên Xô sản xuất.

Tiêm kích tàng hình F-35I Adir Israel phá hủy mục tiêu Iran trên đất Iraq? / Nga, Mỹ cần tránh chạy đua vũ trang không giới hạn

B-10 là loại súng không giật nòng trơn cỡ 82 mm được phòng thiết kế khí cụ quân sự KBM ở Kolomna, Liên Xô nghiên cứu và sản xuất, chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1954 đến nay, tại Việt Nam nó được gọi bằng cái tên DKZ-82.

Súng không giật DKZ-82 thường được đặt trên giá 3 chân, có thể gắn thêm 2 bánh xe với khả năng gập lại để thuận tiện khi di chuyển. Súng có chiều dài 1,85 m (nòng dài 1,66 m); trọng lượng 85,3 kg khi gắn thêm bánh xe hoặc 71,7 kg khi chỉ có giá 3 chân.

Khẩu đội DKZ-82 tiêu chuẩn gồm 4 người, có nhiệm vụ mang vác đạn cũng như từng bộ phận tháo rời của súng. Tuy nhiên trong tình huống khẩn cấp, xạ thủ có thể lựa chọn phương pháp bắn ứng dụng bằng cách vác vai như súng chống tăng thông thường.

Khẩu đội DKZ-82 của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Khẩu đội DKZ-82 của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

DKZ-82 có góc tà từ -20 đến +35 độ; góc phương vị trong khoảng 250 đến 360 độ; tốc độ bắn 5 - 7 phát/phút. Loại đạn thông dụng của súng là đạn xuyên lõm KB-881 nặng 3,87 kg, có sơ tốc 322 m/s; tầm bắn hiệu quả 400 m nhờ kính ngắm PBO-2, sức xuyên 150 mm thép đồng nhất.

Vũ này tỏ ra rất hiệu quả trong việc tiêu diệt xe tăng, thiết giáp, lô cốt, hỏa điểm hay công trình quân sự của đối phương. Tuy nhiên hiện nay súng đã trở nên lạc hậu vì hai nhược điểm chính đó là rất nặng và sức xuyên thấp.

Đứng trước tình hình trên, Việt Nam đang tiến hành thay thế B-10 bằng loại SPG-9 hiện đại hơn với các ưu điểm như trọng lượng nhẹ (chỉ 59,9 kg) khiến khẩu đội chỉ cần 2 người; tầm bắn hiệu quả tăng lên 800 m, xuyên được 400 mm giáp đồng nhất.

Mặc dù tốt hơn B-10 khá nhiều nhưng SPG-9 vẫn tỏ ra hơi nặng, khả năng tiêu diệt xe tăng hiện đại còn hạn chế, cho nên Việt Nam có thể tính tới phương án tiếp theo đó là thay thế song song DKZ-82 bằng cả SPG-9 lẫn RPG-29.

 

Súng chống tăng RPG-29 (SCT-29) và đạn PG-29V do Việt Nam sản xuất. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Súng chống tăng RPG-29 (SCT-29) và đạn PG-29V do Việt Nam sản xuất. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Đặt cạnh hai vũ khí trên thì RPG-29 có rất nhiều ưu điểm. Thứ nhất là trọng lượng rất nhẹ, chỉ còn 18,8 kg trong tư thế sẵn sàng phóng. Thứ hai chính là uy lực, đạn xuyên lõm cỡ 105 mm PG-29V xuyên thủng được 750 mm giáp đồng nhất, kết hợp đạn nhiệt áp TBG-29V đủ sức đánh bại mọi loại công sự kiên cố nhất.

Tầm bắn hiệu quả của RPG-29 khi thêm giá 3 chân cùng kính ngắm quang điện tử đạt 800 m, tức là tương đương SPG-9 và vượt trội B-10. Sơ tốc đầu nòng của đạn PG-29V lên tới 280 m/s, mặc dù có thua kém con số 435 m/s của PG-9V nhưng vẫn rất đáng kể, nó chỉ không thể vươn tới cự ly tối đa 6.500 m như đạn của SPG-9 mà thôi.

 

SPG-9 bắn xa, chính xác, tốc độ nhanh kết hợp cùng RPG-29 có sức mạnh lớn sẽ tạo ra cặp bài trùng cực kỳ lợi hại của đơn vị hỏa lực cấp tiểu đoàn. Phương án thay thế DKZ-82 bằng RPG-29 để tác chiến bên cạnh SPG-9 thiết nghĩ là điều nên được cân nhắc để triển khai.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm