Thời đại máy bay tàng hình sắp chấm dứt khi radar lượng tử ra đời
Vì sao tiêm kích tối tân của Việt Nam thường chỉ sử dụng vũ khí không điều khiển khi tập trận? / Triều Tiên phóng 2 tên lửa, dọa tìm "con đường mới"
Nguyên lý phát hiện mục tiêu của radar đó là phát sóng điện từ vào không trung, khi gặp vật thể bay thì tín hiệu sẽ phản xạ trở lại nguồn phát. Bộ vi xử lý của radar sẽ phân tích dữ liệu nhận được để xác định các mối đe dọa.
Để qua mặt radar, máy bay tàng hình sử dụng nguyên lý tán xạ làm cho sóng điện từ không phản xạ hoặc bị chệch hướng, khiến radar không nhận được tín hiệu phản hồi trở lại, cho nên không thể phát hiện được mục tiêu.
Ngoài ra máy bay tàng hình còn được áp dụng nhiều thành tựu khoa học tiên tiến như thiết kế khí động học "trơn tru", vật liệu chế tạo, sơn hấp thụ sóng điện từ và gây nhiễu, khiến nó đang chiếm lợi thế lớn trước bên phòng thủ.
Radar lượng tử theo đánh giá sẽ khiến máy bay tàng hình bị lộ diện. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên trong tương lai lợi thế này của máy bay tàng hình dự báo sẽ sớm biến mất khi radar lượng tử được hoàn thiện và đưa vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Nguyên lý của radar lượng từ là bắn nhiều cặp photon vào không khí, chúng sẽ tiếp nhận các thông tin quan trọng về mục tiêu như hình dạng, vị trí, tốc độ, nhiệt độ, thậm chí cả thành phần hóa học của sơn từ những hạt photon phản xạ trở lại.
Khi công nghệ hoàn thiện, radar lượng tử thậm chí có thể tách một lượng nhỏ photon phản xạ trở lại do các biện pháp gây nhiễu xung quanh mà vẫn xác định được mục tiêu một cách rất chính xác.
Các cuộc thử nghiệm cho thấy dựa trên những photon phản xạ về, radar lượng tử có thể mô phỏng rất chính xác hình dạng của vật thể, giúp dễ dàng phân loại mục tiêu.
Với nguyên tắc hoạt động độc đáo trên, các loại máy bay và cả tên lửa tàng hình tiên tiến nhất thế giới hiện nay sẽ "rõ mồn một" trên màn hình hiển thị, có nghĩa là thời đại của các vũ khí này sắp kết thúc.
Cuộc đua chế tạo radar lượng tử đang diễn ra rất quyết liệt. Ảnh: TASS.
Tuy nhiên hiện nay điểm yếu chính của radar lượng tử đó là công suất của nó chưa cao, dẫn tới phạm vi hoạt động hiệu quả rất ngắn.
Phòng thí nghiệm của Mỹ - Anh - Canada - Đức trong năm 2015 đã công bố phiên bản đầu tiên của radar lượng tử có phạm vi hoạt động không vượt quá 20 km.
Cự ly như trên rõ ràng không thể đủ giúp cho các hệ thống phòng không đủ thời gian để đưa ra các biện pháp đối phó với máy bay tàng hình, chúng sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng từ trước đó.
Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố họ đã nâng tầm giám sát của radar lượng tử nội địa lên tới 100 km nhưng thông số này bị nghi ngờ vì chưa thể kiểm chứng.
Tuy vậy triển vọng của radar lượng tử vẫn là rất lớn, nếu được đầu tư hoàn thiện thì dự báo chúng sẽ sớm được đưa ra ứng dụng trong thực tiễn.
Nhưng còn một vấn đề khác đó là phía bên tấn công dĩ nhiên cũng không chịu ngồi im, họ cũng đang tiến hành nâng cấp các loại máy bay tàng hình nhằm đối phó lại với radar lượng tử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo