Quốc tế

Việt Nam tích hợp thành công rocket Mỹ cho Mi-24A trong chiến tranh biên giới

DNVN - Việc tích hợp các vũ khí chiến lợi phẩm hệ 2 lên phương tiện do Liên Xô sản xuất đã được Việt Nam thực hiện rất nhuần nhuyễn trong thập niên 1980.

Tiêm kích bí ẩn MiG-144 tiếp tục "tái xuất" tại triển lãm hàng không MAKS 2019 / Xe tăng chủ lực T-62 Việt Nam uy dũng vượt trội trên thao trường

Lịch sử Không quân nhân dân Việt Nam cho biết chúng ta được Liên Xô viện trợ dòng trực thăng tấn công Mi-24A từ cuối thập niên 1980 và sang đến năm 1980, Quân chủng Không quân chính thức thành lập phi đội Mi-24 đầu tiên thuộc Trung đoàn 916.

Vũ khí trang bị của trực thăng Mi-24 bao gồm súng máy 12,7 mm ở đầu mũi và 4 cụm bệ phóng rocket (8 - 16 ống) loại S-5 cỡ 57 mm cùng 4 tên lửa chống tăng có điều khiển AT-2 trên 3 giá treo nằm ở 2 cánh nhỏ trên thân.

Trực thăng Mi-24A đã phát huy vai trò rất tốt trong nhiệm vụ chi viện hỏa lực bộ đội ta truy quét tàn quân Khơme đỏ trên chiến trường Campuchia, uy lực của nó lớn hơn nhiều so với những chiếc UH-1 chiến lợi phẩm thu được từ tay Việt Nam Cộng Hòa.

Rocket Hydra 70 gắn trên giá treo của trực thăng Mi-24A. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Rocket Hydra 70 gắn trên giá treo của trực thăng Mi-24A. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Tuy nhiên trong chiến đấu có một vấn đề phát sinh đó là số lượng đạn rocket S-5 mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam tương đối hạn chế, trong khi đó trong kho vẫn còn rất nhiều chiến lợi phẩm là rocket Hydra 70 do Mỹ sản xuất, cho nên cán bộ kỹ thuật của ta quyết định tận dụng để lắp lên các phương tiện chiến đấu của Liên Xô như trực thăng Mi-8 và Mi-24.

Cách đưa rocket Mỹ lên trực thăng Nga cũng khá đặc biệt: “Chúng tôi lấy ống phóng rocket của máy bay trinh sát U-17 chuyên dùng để bắn rocket khói chỉ điểm mục tiêu. Sau đó, chúng tôi dùng 2 đai bó lại thành chụm (8 - 16 ống), trên đai hàn một móc treo với kích thước phù hợp để móc vào giá treo trực thăng Mi-24, phải đảm bảo cho cân đối.

Với cách làm này, đã đảm bảo được phóng rocket Mỹ trên trực thăng Nga, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần”, Đại tá Nguyễn Kim Khôi - Cán bộ vũ khí hàng không (Quân chủng Phòng không Không quân) trực tiếp tham gia công tác cải tiến đưa rocket do Mỹ sản xuất để bắn trên trực thăng Mi-24 của Liên Xô chia sẻ.

Trực thăng Mi-24A số hiệu 7435 được Trung đoàn không quân 916 thử nghiệm với rocket Hydra 70 ở trường bắn Mây Tàu, Đồng Nai năm 1981. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Trực thăng Mi-24A số hiệu 7435 được Trung đoàn không quân 916 thử nghiệm với rocket Hydra 70 ở trường bắn Mây Tàu, Đồng Nai năm 1981. Ảnh: Quân đội nhân dân.

 

Quá trình thử nghiệm việc dùng cụm bệ phóng tự chế này đã thành công tốt đẹp và đảm bảo đủ yêu cầu kỹ thuật tham gia chiến đấu. Các máy bay trực thăng Mi-8 và Mi-24A của Không quân Việt Nam với rocket Hydra 70 đã giáng cho quân Khmer Đỏ nhiều đòn chí tử.

Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam (1977 - 1999) ghi rõ, từ cuối tháng 10/1984, Tư lệnh Quân chủng Không quân quyết định điều động phi đội Mi-24 (trung đoàn 916) phối hợp Trung đoàn 917 tham gia chiến đấu trên chiến trường Campuchia.

Ngày 28/11/1984, các biên đội trực thăng Mi-24 đã bắn những quả rocket, viên đạn đầu tiên vào mục tiêu địch. Năm 1985, phi đội Mi-24 phối hợp đơn vị trực thăng UH-1, Mi-8T và máy bay vận tải An-26 (cải tiến mang bom) chiến đấu 50 trận, xuất kích 197 chuyến, loại khỏi vòng chiến đấu 192 tên địch, 101 ca nô/thuyền, 37 lán, 2 kho vũ khí...

Đầu tháng 8/1986, Quân chủng Không quân điều các phi đội Mi-24 phối hợp Mi-8 và trinh sát cơ U-17 đánh tàn quân Khơme đỏ ở vùng Tây Bắc Campuchia. Ngày 15/8, 2 biên đội Mi-24 xuất kích 2 đợt, bắn 482 quả rocket, hơn 1.000 viên đạn phá hủy nhiều kho tàng địch.

 

Đáng tiếc là vào đầu năm 1987, Quân chủng Không quân quyết định tạm ngừng sử dụng Mi-24 trên chiến trường Campuchia sau một vụ tai nạn vào tháng 2/1987 làm toàn bộ tổ bay hi sinh.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm