Quốc tế

Việt Nam tiếp tục mua tên lửa Yakhont, quyết định bỏ qua BrahMos?

DNVN - Mặc dù phía Ấn Độ rất tích cực chào bán tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos cho Việt Nam nhưng hợp đồng vẫn chưa được ký kết, nguyên nhân do đâu?

Anh, Pháp, Đức đồng loạt cáo buộc Iran tấn công nhà máy dầu Ả rập Xê út / Nga bất ngờ tuyên bố lùi thời điểm sản xuất hàng loạt S-500, phát hiện sai sót lớn?

Theo tờ The Print có trụ sở tại Ấn Độ, trái ngược với thông tin xuất hiện trên các phương tiện truyền thông quốc tế thời gian qua về việc Việt Nam sẽ tiến tới đặt mua tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos, lúc này nhiều dấu hiệu cho thấy thương vụ trên chưa thể sớm tiến hành.

Một nguồn tin giấu tên nói rằng vướng mắc chính về giá cả cũng như công nghệ được xem là rào cản lớn đối với việc xuất khẩu loại vũ khí do liên doanh Nga - Ấn chế tạo sang quốc gia Đông Nam Á.

Mặc dù Ấn Độ đã cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng trị giá 500 triệu USD, tuy nhiên việc sử dụng lại không hoàn toàn do phía Việt Nam quyết định mà còn phải phụ thuộc vào đề nghị của Ấn Độ, thực tế cho thấy phần lớn chúng đã được giải ngân để đóng tàu tuần tra xa bờ và sửa chữa tàu hộ vệ săn ngầm Petya.

Bên cạnh đó tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa BrahMos cũng đang bị đặt nhiều dấu hỏi. Trong hợp đồng liên doanh, Nga sẽ phụ trách phần động cơ còn công việc của Ấn Độ là công nghệ dẫn đường, tuy nhiên trong nhiều cuộc thử nghiệm thì BrahMos đã bắn trượt mục tiêu chỉ là chiếc bia nổi đứng yên, không hề có biện pháp đối kháng điện tử.

Nếu như trong trường hợp thực chiến mà gặp phải chiến hạm đối phương có hệ thống phòng thủ tinh vi thì chẳng rõ xác suất trúng đích của tên lửa BrahMos đạt bao nhiêu %?

Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm PJ-10 BrahMos - Sản phẩm hợp tác giữa Nga và Ấn Độ. Ảnh: National Interest.

Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm PJ-10 BrahMos - Sản phẩm hợp tác giữa Nga và Ấn Độ. Ảnh: National Interest.

Điều bất ngờ là thách thức lớn nhất đe dọa triển vọng xuất khẩu BrahMos lại đến từ phía Nga. Moskva tỏ ra không muốn lợi nhuận phải chia sẻ cho đối tác Nam Á khi họ có thể bán cho Việt Nam vũ khí tương tự là tên lửa Yakhont, đặc biệt khi Hà Nội được xem là bạn hàng lớn.

Việt Nam được cho là đã có những cuộc làm việc trực tiếp với NPO Mashinostroyeniya - cơ sở sản xuất tên lửa Yakhont phục vụ thị trường nước ngoài, chúng đang sử dụng cho hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P.

Mua hàng trực tiếp từ Nga theo đánh giá sẽ giúp tiết kiệm đáng kể số tiền bỏ ra, bên cạnh đó có thể đi kèm cả chuyển giao công nghệ, đây là điều khoản rất hấp dẫn khiến Việt Nam quay sang lựa chọn tên lửa Nga.

Một yếu tố nữa cũng nên nhắc tới, BrahMos được tiếp thị bởi một công ty quốc doanh do Chính phủ Ấn Độ kiểm soát, điều này sẽ gây cản trở ít nhiều do phải trải qua thủ tục hành chính phức tạp, cho nên triển vọng để tên lửa BrahMos tới dải đất hình chữ S là khá xa vời.

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm