Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì tên lửa SA-2 huyền thoại
Mặc dù lực lượng phòng không Việt Nam đang được hiện đại hóa mạnh mẽ với nhiều vũ khí mới như Spyder, S-300, tuy nhiên tên lửa phòng không SA-2 huyền thoại vẫn chiếm giữ vị trí quan trọng.
Hé lộ hàng loạt “siêu tên lửa” có thể khiến Trung Quốc “run sợ” / Soi sức mạnh hủy diệt của tên lửa “độc cô cầu bại” TOS-1A Nga
Đề tài được thực hiện nhằm giúp học viên chuyên ngành tên lửa nắm bắt kiến thức nhanh, trực quan; hiểu sâu bản chất vật lý, mối quan hệ giữa đạn tên lửa và đài điều khiển, từ đó khai thác sử dụng, làm chủ đạn tên lửa hiệu quả hơn. Có thể nói, việc tiếp tục nghiên cứu các giải pháp giảng dạy học viên tên lửa về tổ hợp SA-2 hay S-75M3 Volga-2 là minh chứng rõ nét cho thấy “rồng lửa Thăng Long” SA-2 vẫn chưa có dấu hiệu “xuống sức, nghỉ hưu” ở Việt Nam. Đây vẫn là một trong những vũ khí chủ lực tạo nên “thiên la địa võng” trên bầu trời nước ta. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
“Sở dĩ chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu vì tổ hợp tên lửa phòng không S-75M3 là một vòng khép kín. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, học viên chỉ có tài liệu nên việc nắm bắt, làm chủ khí tài còn hạn chế. Chính vì thế, chúng tôi mong muốn ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo ra một sản phẩm mô phỏng giúp người học nắm bắt kiến thức nhanh và sâu hơn", một trong hai tác giả đề tài nghiên cứu - Thượng úy Nguyễn Xuân Hòa cho biết. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, ứng dụng đã tạo ra mô phỏng hình ảnh trực quan sinh động giúp người học hiểu sâu bản chất hoạt động, mối quan hệ giữa đạn tên lửa và đài điều khiển; sự liên kết trong hệ thống thuộc vòng điều khiển khép kín của tổ hợp tên lửa phòng không S-75M3. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Cũng theo Thượng úy Nguyễn Xuân Hòa: "Trên cơ sở thành công của đề tài, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển đề tài mô phỏng tín hiệu trả lời tên lửa trong bước kiểm tra chức năng của đài điều khiển tổ hợp S-75M3…”. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Mặc dù thường được biết tới với cái tên phổ biến trên thế giới SA-2 hay SAM-2, tuy nhiên, so với thế hệ tên lửa đánh B-52 năm 1972, S-75M3 Volga-2 là tổ hợp phòng không tương đối hiện đại, được Tập đoàn Almaz-Antey của Nga nâng cấp hồi năm 2011. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Điểm đặc biệt của gói nâng cấp này là hệ thống điều khiển hỏa lực sử dụng một số thành phần kỹ thuật số dùng cho hệ thống phòng không tối tân S-300 PMU1/2. Điều đó cho phép, đài điều khiển SNR-75 của tổ hợp có khả năng ự động theo dõi mục tiêu và dẫn hướng cho tên lửa trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Hệ thống điều khiển tên lửa S-75M3 cũng tăng cường được khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu trong mớ hỗn độn các loại mồi bẫy điện tử. Khả năng kháng nhiễu điện tử của hệ thống tăng lên 20 lần so với S-75 nguyên bản. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Ngoài ra, các nâng cấp còn cho phép duy trì theo dõi mục tiêu trong trường hợp mất tín hiệu tạm thời. Ước tính độ cao mục tiêu liên quan đến đường chân trời để cải thiện khả năng đối phó với các mục tiêu bay thấp. Thời gian từ khi bám bắt mục tiêu đến khi sẵn sàng phóng tên lửa giảm từ 8 giây xuống 3 giây. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đài điều khiển hỏa lực SNR-75M3 nâng cấp có khả năng bám mục tiêu ở cự ly tới 100km, có dẫn đường cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc (trước nâng cấp chỉ dẫn được một mục tiêu). Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Về đạn tên lửa, sau nâng cấp tên lửa có khả năng bắn hạ mục tiêu ở tầm xa tới 60km, độ cao 27km (trước nâng cấp chỉ là 45km và 25km), xác xuất diệt mục tiêu ở cự ly 50km đạt từ 65-98%. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tên lửa lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 195kg, khi nổ tạo ra khoảng 29.000 mảnh vỡ có phạm vi sát thương lên đến 65m ở độ cao thấp hoặc 250m ở độ cao lớn. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Theo báo Quân đội Nhân dân, mới đây Học viên Phòng không - Không quân đã nghiên cứu thành công đề tài "Ứng dụng công nghệ thông tin mô phỏng tuyến quan sát và điều khiển vô tuyến (5Y49) của đạn TLPK 5Я23 (thành phần của tổ hợp phòng không S-75M3 Volga-2 mà chúng ta thường biết tới với tên gọi chung là tên lửa SA-2)". Nguồn ảnh: Báo PK-KQ