Vũ khí hạt nhân sát sườn Nga, 'khủng hoảng 1962' tái hiện
Không dám kích hoạt S-400, Thổ Nhĩ Kỳ dùng tạm vũ khí Ukraine / Nga sẽ không để yên nếu Ba Lan tiếp nhận vũ khí hạt nhân Mỹ?
Nếu vũ khí hạt nhân Mỹ được đưa đến sát nách Nga từ hướng Ba Lan có thể sẽ gây ra một vụ “khủng hoảng tên lửa Cuba 1962” mới.
Ba Lan sẵn sàng đón nhận kho vũ khí hạt nhân Mỹ?
Vừa qua, trong một cuộc thảo luận về việc mua chiến đấu cơ F-18 của Mỹ, một số thành viên trong Đảng Xã hội Dân chủ (SDP) thuộc liên minh cầm quyền tại nghị viện Đức, đã đề xuất loại bỏ vũ khí hạt nhân của Washington ra khỏi lãnh thổ nước này.
Mỹ được cho là có khoảng 150 đơn vị vũ khí hạt nhân ở châu Âu, trong đó có 20 đơn vị được cất trữ tại Đức.
Trong những năm qua, các thành viên nghị viện Đức đã thường xuyên nêu lên ý tưởng loại bỏ vũ khí hạt nhân Mỹ khỏi Đức, nhưng cũng có một số ý kiến quan ngại về ý tưởng này, cho rằng đó sẽ là sự phản bội các cam kết của NATO.
Trước thông tin này, Washington và Brussels vẫn đang cố gắng thuyết phục Đức duy trì kho vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này.
Những đề xuất chuyển vũ khí hạt nhân tại châu Âu có thể gây căng thẳng trên phạm vi toàn cầu |
Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell chỉ trích ý tưởng loại bỏ vũ khí hạt nhân Hoa Kỳ khỏi Đức là “sự phản bội các cam kết của NATO”, đồng thời kêu gọi Berlin giữ kho vũ khí hạt nhân của Mỹ “nhằm chống lại các mối đe dọa tiềm tàng từ Nga, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên”.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng kêu gọi Đức thể hiện vai trò trách nhiệm của một quốc gia thành viên.
Theo ông, trong nhiều thập kỷ qua, Đức đã gắn liền lợi ích của mình với Liên minh xuyên Đại Tây Dương, tạo ra khuôn khổ cho chính sách an ninh của nước này ở mọi thời điểm quan trọng. Chúng ta cần một nước Đức vững mạnh ở trái tim của NATO và Đức cũng là một thành viên giá trị của NATO”.
Trong một động thái mới nhất, Đại sứ Mỹ tại Ba Lan Georgette Mosbacher đã viết trên Twitter rằng, nếu Đức muốn giảm tiềm năng hạt nhân và làm suy yếu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thì sẽ có những nước khác thay Berlin đảm nhận trách nhiệm này.
Ba Lan là một thành viên luôn tuân thủ các quy định về tài chính và hiểu rõ những rủi ro mà khu vực phía đông của NATO phải đối mặt, có thể tiếp quản kho vũ khí này.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, thông điệp của bà Georgette Mosbacher giống như một sự trấn an và là lời “nhắc nhở trách nhiệm” đối với Đức, chứ không phải là một tuyên bố đại diện cho quan điểm của chính giới Mỹ và Ba Lan, vì cho đến nay, giới lãnh đạo Washington và Warsaw vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.
Nga sẵn sàng cho kịch bản không mong muốn
Trong thời gian qua, Đức dường như muốn hạn chế vai trò dẫn đầu của mình trong chiến lược của NATO hướng vào “mối đe dọa xâm lược đến từ Nga”, trong khi Ba Lan lại đang nổi lên như một đối tác năng động.
Ba Lan đã nhiều lần bày tỏ mong muốn Mỹ đặt các căn cứ quân sự tại đây nhằm tránh các mối đe dọa xâm lược đến từ Nga. Warsaw đã hứa hẹn tự bỏ tiền xây dựng và duy trì một căn cứ quân sự mang tên “Pháo đài Trump”; đồng thời hai nước cũng đang tiến hành các cuộc tập trận quy mô được cho là lớn nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ 2.
Mặc dù giới chức Ba Lan vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về tuyên bố của Đại sứ Mỹ, nhưng nước này trước đó bày tỏ sẵn sàng để lực lượng Mỹ đóng quân.
Với tâm lý thù địch với Nga, không loại trừ khả năng Warsaw sẵn sàng thay Đức cất trữ vũ khí hạt nhân cho Mỹ; và như thế, kho vũ khí hủy diệt của Washington đã kề sát nách Nga.
Trong bối cảnh Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) từ năm 2001; năm ngoái lại hủy bỏ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF);
không có động thái nào gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START-3) sẽ hết hạn vào tháng 2/2021 và đang tích cực làm mới kho bom hạt nhân B61-12, nếu Mỹ chuyển kho vũ khí hạt nhân này sang Ba Lan, điều đó có thể dẫn đến biện pháp đáp trả không thể lường trước từ phía Nga.
Suốt chiều dài lịch sử, việc Mỹ và Liên Xô triển khai vũ khí hạt nhân ở các nước khác rất gần với biên giới của nhau đã nhiều lần dẫn đến một sự leo thang căng thẳng lớn trong lịch sử đối đầu giữa hai cường quốc, khiến thế giới được cho là đứng rất gần bờ vực một cuộc xung đột hạt nhân toàn diện. Và quan điểm của Nga hiện nay cũng không phải là ngoại lệ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng tuyên bố, hiện không có lý do gì để Nga leo thang căng thẳng lên mức độ thời Chiến tranh lạnh, nhưng nước này sẵn sàng cho một kịch bản giống như “Khủng hoảng tên lửa Cuba”, nếu Mỹ tiếp tục những hành động mang tính chất thù địch.
“Chúng tôi không muốn điều này xảy ra. Tuy nhiên, nếu một ai đó muốn thì cứ triển khai, Nga sẵn sàng cho điều này” – ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh.
Những lựa chọn của Moscow
Giới phân tích cho rằng, Moscow có nhiều công cụ để tiến hành các biện pháp đáp trả việc Washington triển khai vũ khí hạt nhân ở các vị trí gần Nga. Những biện pháp này không chỉ tái hiện cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 mà còn khiến cục diện chính trị thế giới có những biến động nghiêm trọng.
Thứ nhất: Nga phối hợp triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba. Giới lãnh đạo Moscow trước đó nhiều lần cảnh báo sẽ lập tức triển khai các tên lửa của mình đến gần biên giới Mỹ và Cuba được cho là lựa chọn khả dĩ nhất vì từ vị trí này, một cú đánh bằng tên lửa tầm trung vào lãnh thổ Mỹ có thể được thực hiện trong vòng chưa đầy một phút.
Trước đây, Liên Xô đã dùng phương án này để đáp trả việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tháng 10/1962, hai cường quốc lớn nhất thế giới đã đứng bên miệng vực chiến tranh hạt nhân, khi tên lửa đạn đạo tầm trung của Nga ở Cuba và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ở trong nước đã chĩa sang lãnh thổ Mỹ, còn các ICBM Mỹ cũng đã nhắm vào các mục tiêu ở Moscow, Hải quân Mỹ cũng đã phong tỏa các vùng biển xung quanh Cuba, sẵn sàng chặn bắt các tàu Liên Xô.
Tuy nhiên, cuối cùng hai bên cũng đã nhượng bộ lẫn nhau, tháo ngòi nổ chiến tranh bằng cách rút vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ các đồng minh giáp với biên giới của đối thủ.
Sau đó, hai nước cũng đã đạt được những bước tiến mới trong các hiệp ước cắt giảm, giới hạn kho vũ khí tên lửa chiến lược và hạt nhân chiến lược, như các hiệp ước START và INF.
Thứ hai: Nga triển khai vũ khí chiến lược ở Venezuela. Hiện nay, tình hình Venezuela vẫn đang rất căng thẳng do Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu lật đổ chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro.
Theo các nhà quan sát, nếu Washington bất chấp tất cả, Moscow cũng không ngần ngại triển khai các căn cứ quân sự và vũ khí chiến lược ở Venezuela để thực tiên “mục tiêu kép”:
Một là, dùng sự hiện diện lực lượng quân sự của mình để bảo vệ chính phủ hợp hiến ở Caracat; hai là triển khai vũ khí hạt nhân ở Venezuela, có khả năng uy hiếp lãnh thổ Mỹ trong vỏn vẹn 5 phút.
Việc các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack có khả năng mang tên lửa đầu đạn hạt nhân của Nga thường xuyên bay vượt Đại Tây Dương sang tập trận hoặc thăm viếng hữu nghị Venezuela chính là lời cảnh báo đanh thép nhất của Moscow.
Ngoài ra, Nga cũng có thể tái triển khai các trung tâm tình báo tín hiệu trên lãnh thổ Cuba (như căn cứ Lourdes), hoặc xây dựng các trạm nghe lén, trinh sát tín hiệu mới ở Venezuela, thiết lập mạng lưới “Thiên lý nhãn vả Thuận phong nhĩ” ngày đêm nhóm ngó vào lãnh thổ Mỹ, khiến Washington không thể ăn ngon ngủ yên.
Thậm chí, việc Nga sử dụng các biện pháp cứng rắn ở Syria, Iran, Iraq… cũng sẽ đặt quân đội Mỹ ở Trung Đông vào tình trạng hết sức nguy hiểm. Hơn nữa, nếu Moscow áp dụng tổng hợp các biện pháp này, nguy cơ của chúng đối với Mỹ còn gia tăng hơn nữa.
Có thể thấy rằng, Nga có nhiều phương án đặt Mỹ vào tình trạng nguy hiểm tương tự, nếu Washington quyết đưa vũ khí hạt nhân đến gần Nga từ nhiều hướng.
Vì thế theo các chuyên gia, Mỹ có lẽ sẽ không dại dột chuyển vũ khí hạt nhân từ Đức sang Ba Lan hay Ukraine, nhằm tránh để “Gấu Nga nổi giận”, khiến thế giới lại một lần nữa đứng bên miệng vực chiến tranh hạt nhân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này