Vũ khí “miễn nhiễm” với mọi thiết bị gây nhiễu trên chiến trường Ukraine
Sức mạnh Hải quân Ukraine tăng vọt khi sở hữu tàu ngầm / Ukraine yêu cầu thêm tên lửa SM-6 khi nhận thấy 'chỉ riêng Patriot là chưa đủ'
Một vị tướng Phần Lan nhận định với Wall Street Journal rằng việc Nga ngăn cản phương Tây cung cấp vũ khí chính xác cho Ukraine cho thấy vẫn còn những trường hợp sử dụng các hệ thống pháo với đạn không dẫn đường trong tác chiến công nghệ tiên tiến.
Vũ khí dẫn đường bởi hệ thống GPS có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu của đối phương và đóng vai trò rất quan trọng với một số biện pháp đối phó trước đây của Ukraine nhằm chống lại Nga trong xung đột. Hệ thống pháo phản lực HIMARS M142 có thể bắn trúng mục tiêu cách 70km, từng được coi là huyết mạch sống còn của Ukraine nhằm chăn chặn bước tiến của Nga vào mùa hè năm 2022.
Tuy nhiên, các vũ khí chính xác do phương Tây cung cấp đang trở nên kém hiệu quả khi Nga thích nghi trên chiến trường và sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử.
Các phương pháp này liên quan đến việc gây nhiễu hoặc giả mạo hệ thống GPS của vũ khí để chúng đi chệch hướng. Các biện pháp tác chiến điện tử này thường có giá rẻ và cũng có thể được sử dụng để chống lại UAV. Cả Nga và Ukraine đều sử dụng các công cụ tác chiến điện tử trong xung đột.
Các biện pháp này cũng cản trở Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất - một loại bom dẫn đường do Mỹ và Thụy Điển sản xuất có tầm bắn 150km mà Ukraine nhận được vào đầu tháng 2, Wall Street Journal đưa tin.
Trung tướng Esa Pulkkinen của Phần Lan nhận định với Wall Street Journal rằng tác chiến điện tử cho thấy đạn pháo không dẫn đường ít tiên tiến hơn vẫn được sử dụng. Theo ông Esa Pulkkinen: "Chúng miễn nhiễm với bất kỳ loại thiết bị gây nhiễu nào và chúng sẽ tấn công mục tiêu bất kể phương tiện tác chiến điện tử nào được sử dụng".
Theo New York Times, vũ khí dẫn đường chính xác là trọng tâm lớn trong chiến lược phòng thủ rộng lớn hơn của Mỹ nhưng ở Ukraine, giao tranh chủ yếu diễn ra bằng đạn pháo không dẫn đường.
Kết quả là Mỹ và các nước phương Tây hiện đang tăng cường sản xuất đạn pháo không dẫn đường. Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đặt mục tiêu tăng sản lượng đạn pháo cỡ nòng 155mm lên 100.000 quả mỗi tháng vào năm 2025.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Pháo phản lực HIMARS. Ảnh: Getty