Quốc tế

Vũ khí siêu thanh Avangard Nga đang rơi vào tình cảnh ‘giết gà dùng dao mổ trâu’

Có chuyên gia quân sự còn cho rằng, vũ khí này không thực sự cần thiết với Nga, vì chỉ riêng kho tên lửa cũ của nước này là đã đủ áp chế ngay cả những đối thủ sừng sỏ nhất. Mang tên lửa Avangard ra dùng là rơi vào tình trạng "giết gà dùng dao mổ trâu".

WHO: Thế giới sẽ chiến thắng hoàn toàn đại dịch COVID-19 vào năm 2022 / IMF: Nợ toàn cầu tăng mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ hai

Trong số các chủng loại trên, vũ khí siêu thanh Avangard nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ các chuyên gia và nhà phân tích quân sự quốc tế, nhà báo Jorge Rivero viết trên ấn bản Mỹ 19FortyFive.

Có sự mơ hồ đáng kể về vũ khí siêu thanh. Thuật ngữ "siêu âm" có nghĩa là một vật thể chuyển động với tốc độ lớn hơn Mach 5. Ví dụ, ICBM là hệ thống siêu thanh có thể đạt tốc độ vượt quá Mach 20, trong khi tàu con thoi là phương tiện lướt siêu thanh (HGV) di chuyển với vận tốc Mach 22.

Trước thực tế trên, tác giả bài viết cho rằng hầu hết những đánh giá về vai trò mà vũ khí siêu thanh chiến lược có thể đảm nhiệm trong cuộc chiến tương lai đều đã bị phóng đại quá mức.

Vũ khí - Khí tài

"Thực tế cho thấy Avangard được người Nga tạo ra để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là điều gần như dư thừa bởi các tên lửa đạn đạo hiện có của Nga vẫn dễ dàng thực hiện điều này. Vì vậy Avangard không hề thay đổi luật chơi", ông Rivero nhận xét.

 

Lời giải thích rất đơn giản: Nếu hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ có thể đánh chặn toàn bộ ICBM của Nga, thì Washington đủ khả năng đẩy lùi thành công một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng từ Moskva.

Tuy nhiên điều này là không đúng sự thật. Khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ vẫn chưa hoàn hảo. Hơn nữa đây không phải là một tuyên bố vô căn cứ, nó được phản ánh trong các tài liệu của chính Lầu Năm Góc.

"Ngay cả trong những điều kiện thuận lợi nhất, tên lửa đánh chặn tốt nhất của hệ thống mặt đất GBI cũng chỉ có 55% cơ hội tiêu diệt đầu đạn ICBM Nga đang lao tới. Ngoài ra, trong khi Mỹ chỉ có 44 tên lửa GBI thì Nga có 486 ICBM được triển khai, với 1.600 đầu đạn hạt nhân".

 

Tỷ lệ này cho thấy rõ ưu thế vượt trội của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga so với khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Điều này lại phủ nhận sự cần thiết của tổ hợp vũ khí siêu thanh Avangard trong Quân đội Nga.

Tuy nhiên nhà báo Jorge Rivero lưu ý: "Những mối mối đe dọa thực sự do công nghệ tên lửa siêu thanh của Nga gây ra nằm ở chỗ khác".

"Thứ nhất, hệ thống Avangard có thể được trang bị các đầu đạn thông thường, giúp tăng đáng kể khả năng tác chiến của Quân đội Nga, cho phép thực hiện một cuộc tấn công chính xác rất nhanh chóng mà không cần sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt".

 

"Nói một cách đơn giản, Nga đã mở chiếc hộp Pandora chứa công nghệ tên lửa siêu thanh nhằm mang lại lợi thế vượt trội trong tương lai trước đối phương".

"Bước tiếp theo, các tiêm kích MiG-31 và những nền tảng trên không khác sẽ được trang bị Kinzhal, còn tàu ngầm và tàu nổi sẽ được trang bị lại bằng Zircon, trong khi Mỹ và các nước NATO không có sự bảo vệ đáng tin cậy", tác giả kết luận.

Giải pháp chống lại phương tiện tấn công siêu thanh hiện được đánh giá chỉ có một cách duy nhất, từng được áp dụng trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh.

 

Cách thức đó là tích hợp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đánh chặn, nhằm đảm bảo sai số nếu có xảy ra thì sức công phá của vụ nổ vẫn bao trùm lên đầu đạn dạng tàu lượn siêu thanh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm