Xe tăng Challenger 2 được gia cố đặc biệt để tránh tiếp tục bị tiêu diệt
Nga dự kiến tăng mạnh chi tiêu quốc phòng trong năm 2024 / Quân đội Ấn Độ rút ra bài học từ xung đột ở Ukraine
"Gót chân Achilles" của xe tăng Challenger 2 do Anh chế tạo được xác định là phần giáp phía trước bên dưới (Glacis), có thể khiến phương tiện bị tổn thương trước vũ khí chống tăng của đối phương.
Được biết bộ phận này của cỗ chiến xa do Anh chế tạo không phải giáp composite và độ dày của tấm thép được lắp đặt chỉ là 100 mm, chính vì vậy binh sĩ Ukraine đã phải lập tức gia cường vị trí trên, nhưng theo cách đơn giản đó là gắn thêm một miếng thép.
Bên cạnh phần giáp bổ sung có dạng lồng thép, một số xe tăng Challenger 2 do Anh viện trợ Ukraine còn được nhìn thấy mang theo mái che để chống lại cuộc tấn công do UAV cảm tử Lancet thực hiện.
Trong Quân đội Anh, khu vực dễ bị tổn thương nằm trên xe tăng Challenger 2 thường được bao phủ bởi các khối bảo vệ bổ sung đặc biệt khi cỗ chiến xa nhận nhiệm vụ hoạt động tại chiến trường Iraq năm 2003, nhưng chi tiết này không được cung cấp cho Ukraine.
Quân đội Ukraine ban đầu dự định treo các module giáp phản ứng nổ Kontakt-1 ở đây, nhưng sau đó chỉ tăng cường thép một cách đơn giản. Giới phân tích cho rằng cách làm này không có khả năng bảo vệ trước các tên lửa chống tăng dẫn đường hiện đại của Nga.
Với thực tế trên, sẽ không có gì ngạc nhiên khi những chiếc xe tăng Challenger 2 xuất hiện trên tiền tuyến sẽ lại tiếp tục hứng chịu tổn thất, cho dù trước đây chúng được quảng cáo là có vỏ giáp vững chắc nhất thế giới.
Nhưng ở chiều ngược lại, một số chuyên gia quân sự lại cho rằng lớp bảo vệ của chiếc xe tăng, Challenger 2, bao gồm cả phần giáp Glacis vẫn cung cấp cho cỗ chiến xa mức độ vững chắc đủ tin cậy.
Bên cạnh lớp giáp Glacis, chiếc xe tăng nặng 69 tấn này còn được bao bọc bởi lớp giáp chính có tên Dorchester "đẳng cấp thế giới". Sự kết hợp và sắp xếp đặc biệt mang lại cho Challenger 2 khả năng sống sót rất cao.
Thành phần chủ yếu của vỏ giáp Dorchester được cấu tạo từ các tấm thép đồng nhất, chúng được "thiết kế hoàn hảo" để chống lại cuộc tấn công của kẻ thù, không dễ để xuyên thủng vỏ giáp này.
Dữ liệu kỹ thuật cho thấy độ dày của một lớp giáp Dorchester thay đổi trong khoảng từ 30 đến 100 mm, tùy thuộc vào phiên bản cụ thể cũng như khu vực ưu tiên được bảo vệ của xe tăng Challenger 2.
Thông thường, các khối giáp Dorchester được hàn lại với nhau để tạo thành một cấu trúc dày đặc, giống như tấm chắn liên tục bao bọc xung quanh xe tăng nhằm mục đích giảm thiểu các lỗ hổng có thể xảy ra.
Một đặc điểm nổi bật của vỏ giáp Dorchester là khả năng chống lại nhiều loại đạn khác nhau. Thiết kế nghiêng của nó nâng cao đáng kể hiệu quả bằng cách làm chệch hướng các viên đạn đang bay tới.
Hơn nữa giáp Dorchester đi kèm với cách sắp xếp đặc biệt, sử dụng các tấm giáp bổ sung được đặt ở những khoảng cách nhất định so với giáp chính. Khoảng cách đóng vai trò như bộ đệm để giảm tác động của đạn nổ, từ đó hạn chế nguy cơ bị phá hủy
Thực tế chiến trường cũng cho thấy chiếc xe tăng Challenger 2 chỉ bị tiêu diệt chỉ khi nó đã trúng đạn pháo 152 mm D-20 và phải nằm im, sau đó lại bị tên lửa chống tăng Kornet bắn đúng chỗ bị thương thì mới chịu "thúc thủ".
- Video Ukraine phá hủy một tổ hợp tên lửa S-400 của Nga. Nguồn: Головне управління розвідки МО України.
End of content
Không có tin nào tiếp theo