Quốc tế

Xe tăng chủ chiến Karra của Iran sẽ có "cuộc đối đầu lịch sử" với Spike NLOS Israel?

DNVN - Gần đây đang rộ lên tin đồn Iran sẽ viện trợ cho Quân đội Syria một số xe tăng nội địa Karrar, nhằm vừa giúp đồng minh nâng cao năng lực tác chiến lại "tiện thể" kiểm nghiệm hiệu quả trên thực địa.

Hãy quên F-35 đi: "Lợn lòi" A-10 sẽ tiếp tục "thống trị chiến trường" với đôi cánh mới? / Máy bay không người lái nặng 6 tấn của Nga lần đầu cất cánh

Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Karrar được ngành công nghiệp quốc phòng Iran sản xuất dựa trên những kinh nghiệm đúc rút ra từ quá trình khai thác chiến xa do cả Liên Xô lẫn Mỹ sản xuất.

MBT Karrar có thân xe giống với dòng T-72 nhưng trang bị một tháp pháo mới có hình thù rất "bắt mắt", không khó khăn để nhận ra rằng xe tăng Karrar có bề ngoài rất giống T-90MS của Nga.

Mặc dù vậy các chuyên gia quân sự Nga nhận xét rằng một số tính năng của Karrar vẫn còn thua kém T-90 đời đầu chứ chưa thể sánh ngang với T-90MS hiện đại.

Để khắc phục một số điểm yếu kể trên so với T-90, Karrar đã áp dụng một số chi tiết kỹ thuật tương tự như các loại xe tăng phương Tây bao gồm cả M1 Abrams lẫn Challenger 2.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Karrar của Iran. Ảnh: South Front.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Karrar của Iran. Ảnh: South Front.

Hiện nay xe tăng Karrar của Iran được cho là đã qua giai đoạn nghiên cứu phát triển và bắt đầu bước vào thời kỳ sản xuất hàng loạt.

Tuy nhiên để đánh giá tính năng một cách tin cậy nhất thì không có gì hơn được việc cho nó "thử lửa" trên chiến trường Syria như cách mà người Nga vẫn làm.

Do vậy khả năng rất cao trong thời gian tới chiếc chiến xa nội địa này của Iran sẽ có mặt tại Syria và được triển khai tại một số chiến trường trọng điểm.

Nếu Iran cho xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất của mình sang Syria để đánh giá tính năng thì chắc chắn hành động trên không thể khiến Israel ngồi yên quan sát.

 

Lý do là bởi Iran và Israel được xem như kẻ thù của nhau tại khu vực Trung Đông, Tel Aviv rất muốn kiểm nghiệm năng lực thực tế của xe tăng Karrar nhằm đề phòng tình huống đối đầu với nó trong tương lai.

Tên lửa chống tăng tầm xa Spike NLOS của Israel. Ảnh: Defence Blog.

Tên lửa chống tăng tầm xa Spike NLOS của Israel. Ảnh: Defence Blog.

Do bộ binh Israel không có mặt tại Syria cho nên sẽ chẳng thể xảy ra trận đối đầu giữa Merkava Mk 4 với Karrar mà chỉ có thể là giữa Karrar với tên lửa Spike.

 

Đã có nhận định rằng Israel sẽ bằng một cách nào đó tuồn cho phe đối lập tại Syria các phiên bản tên lửa chống tăng Spike và căn dặn họ sử dụng nếu thấy chiếc Karrar xuất hiện trên chiến trường.

Tên lửa chống tăng Spike của Israel bao gồm rất nhiều phiên bản, có thể trang bị cho phương tiện cơ giới hay cho bộ binh mang vác, tầm bắn các biến thể từ vài km tới trên 20 km.

Về cơ bản thì Spike có phương thức tấn công rất giống với FGM-148 Javelin của Mỹ khi thực hiện đòn đánh từ trên cao theo phương thức đột nóc vào đúng vị trí được bọc giáp mỏng nhất của xe tăng.

Ngoài uy lực mạnh, phương thức tấn công tiên tiến thì tên lửa chống tăng Spike còn được Israel quảng cáo rằng có thể vượt qua mọi hệ thống phòng vệ chủ động của đối phương.

Cuộc đối đầu giữa xe tăng Karrar của Iran và tên lửa chống tăng Spike do Israel sản xuất nếu xảy ra thì sẽ là điều mà giới quan sát tình hình Trung Đông phải đặc biệt lưu tâm và tích cực theo dõi.

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm