Xe tăng nào Mỹ tin dùng từ châu Âu tới tận chiến trường Việt Nam?
Xe tăng hạng nhẹ mang tên M3 Stuart được phát triển cho Quân đội Mỹ từng nghiến xích khắp các mặt trận trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và cũng từng có mặt ở Việt Nam với quân đội Pháp.
"Xe tăng bay" Su-34 từ chỗ nghi ngờ bỗng trở thành ngôi sao tại Syria / Bất ngờ sức mạnh loại xe tăng Nga vừa cấp cho Syria để hủy diệt phiến quân
Xe tăng M5 Stuart có nguyên mẫu là xe tăng M3, được Mỹ sản xuất từ năm 1941 và được sử dụng tại gần như mọi mặt trận trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phiên bản M3 sau khi được đưa vào sử dụng đã gặp phải vấn đề động cơ với việc công suất được sản sinh ra quá yếu. Ngay lập tức hệ thống động cơ của M3 được nâng cấp và phiên bản nâng cấp mới này được sản xuất hàng loạt với tên gọi M5 Stuart. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phiên bản xe tăng M5 này có trọng lượng tổng cộng chỉ 15 tấn và được xếp vào hàng xe tăng hạng nhẹ, chiều dài chỉ 5,8 mét, chiều rộng 2,29 mét và chiều cao 2,57 mét. Xe có biên chế thuỷ thủ đoàn đầy đủ bao gồm 4 người trong đó có một trưởng xa, một pháo thủ, một lái xe và một lái phụ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sở dĩ M5 Stuart từng xuất hiện trên mọi mặt trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai vì nó cũng từng là một mặt hàng trong chương trình "Cho vay - cho mượn" mà Mỹ ký kết với Liên Xô. Qua đó, rất nhiều xe tăng M5 Stuart đã được Mỹ chuyển đến Liên Xô và phục vụ trong Hồng quân. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quá trình sản xuất của M5 Stuart chỉ kéo dài trong ba năm, đến năm 1944 thì kết thúc nhưng cũng đã có tới 22.744 chiếc xe tăng loại này được cho ra đời. Việc đưa M4 Sherman lên làm xe tăng chủ lực của Mỹ sau này đã khiến số lượng M5 Stuart thừa thãi là quá nhiều và Mỹ đã chuyển giao hết cho đồng minh của mình trên khắp thế giới loại xe tăng này thay vì đưa về nước để lấy nấu chảy ra rồi tái chế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng chính vì việc một lượng lớn M5 Stuart xuất hiện trên khắp thế giới sau này không còn cơ hội "hồi hương", rất nhiều quốc gia bất kể có thân Mỹ hay không đều đưa loại xe tăng này vào biên chế của mình sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng kể từ sau cuộc chiến này, M5 Stuart tiếp tục lăn bánh ở khắp các chiến trường trên thế giới bao gồm Chiến tranh Việt Nam (kháng chiến chống Pháp), cách mạng ở Indonesia, Nội chiến Trung Quốc, Chiến tranh Hàn Quốc, Chiến tranh Thuộc Địa Bồ Đào Nha, Chiến tranh Bóng đá,... Nguồn ảnh: Pinterest.
Về cơ bản, đây là một loại xe tăng khá bền bỉ dù hoả lực của chúng là khá kém. M5 Stuart chỉ được trang bị khẩu pháo chính loại 37mm - không đủ để đối đầu với các loại thiết giáp, xe tăng xuất hiện trong giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, M5 Stuart đã làm rất tốt vai trò của mình khi xuất hiện trong các cuộc xung đột nhỏ lẻ, các cuộc nội chiến, cách mạng,... vì trong những cuộc chiến tranh này, phần lớn trang bị của các bên tham gia đều khá lạc hậu, vũ khí chống tăng thiếu thốn khiến M5 Stuart có cơ hội làm bá chủ trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điểm yếu của chiếc xe tăng này nằm ở thiết kế "hạng nhẹ" của nó. Cụ thể, M5 Stuart chỉ có khả năng mang theo tối đa 340 lít xăng và lượng nhiên liệu này chỉ đủ để nó hoạt động trong bán kính tối đa 160 km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng chính vì việc sử dụng động cơ xăng, M5 Stuart rất dễ bị bắt lửa và bản thân Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng không ưa gì loại xe tăng này do xe tăng Liên Xô phần lớn chạy dầu, việc đưa M5 Stuart vào biên chế khiến quá trình hậu cần trở nên phức tạp hơn và quan trọng nhất là nó quá mỏng manh khi đối đầu với xe tăng Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Một trong những hình ảnh cực hiếm được cho là chụp ở Việt Nam trên tuyến giao thông Pleiku-Komtum năm 1954. Trong hình là Trung đoàn thiết kỵ số 5 quân đội Pháp cùng với xe tăng hạng nhẹ M5 Stuart - loại xe tăng từng được Mỹ sử dụng từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.