Xe tăng T-14 Armata Nga buộc phương Tây 'cuống cuồng đuổi theo'
Cuộc đua vũ khí siêu thanh ngay trong nội bộ Mỹ / Thái Lan muốn mua máy bay tàng hình F-35 của Mỹ
T-14 Armata Nga vượt trội xe tăng Anh, Mỹ
Mới đây, một số bài viết trên Tạp chí Mỹ “Lợi ích Dân tộc” (The National Interest - NI) đã nhận xét rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 4 hiện đại nhất thế giới hiện nay là T-14 Armata đã buộc Mỹ và Anh phải lcuống cuồng" để mong đuổi kịp Nga.
Theo chuyên gia quân sự Will Flanigan nêu trong một bài viết của The National Interest, lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh xuất hiện loại xe tăng mới về cơ bản với sự thay đổi thiết kế đáng kể, đó chính là T-14 Armata của Nga.
Vị chuyên gia này cho rằng, T-14 có nhiều ưu điểm vượt trội so với xe tăng của phương Tây, ví dụ như thiết bị trên các xe tăng của Mỹ và Anh hiện nay đang thua kém nhiều so với Armata Nga, ngay cả chỉ so về hỏa lực thì Armata với pháo 125mm và tên lửa phóng qua nòng cũng mạnh hơn nhiều.
Theo ông, các loại xe bọc thép tự hành lạc hậu hiện đang phục vụ trong lực lượng vũ trang của các nước phương Tây, ví dụ như xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ và Challenger 2 của Anh, đã không được sử dụng trong điều kiện chiến đấu ở bất kỳ đâu, ngoại trừ các cuộc chiến tranh ở Iraq, mà ở đó, lực lượng xe tăng của nước này đã quá lạc hậu, trong khi họ cũng không có những phương tiện chống tăng hiện đại như bây giờ.
T-14 Armata của Nga được cho là mạnh hơn các dòng xe tăng chủ lực của phương Tây
Chuyên gia Flannigan nhận xét, với sự xuất hiện của T-14 Armata Nga vào năm 2015, giới chuyên gia khẳng định rằng, các nhà chiến lược quân sự NATO và các nhà lãnh đạo Anh, Mỹ, Đức, Pháp đã bỏ qua thực tế rằng, lực lượng tăng-thiết giáp vẫn rất quan trọng.
Chuyên gia chỉ ra rằng, chỉ sau sự xuất hiện của T-14 Armata, Anh mới vội vã bắt đầu hiện đại hóa "Challenger-2", còn Mỹ phải tiếp tục chương trình cải tiến M1A2 "Abrams"; trong khi Đức cũng có chương trình nâng cấp xe tăng chiến đấu chủ lực nổi tiếng Leopard-2A7.
Những điểm ưu việt của T-14 Armata
Dòng xe chiến đấu bọc thép Armata của Nga là sự khởi đầu từ thực tiễn của Liên Xô trước đây là phát triển các nền tảng đa dụng tương đối đơn giản, rẻ tiền và dễ sản xuất hàng loạt.
Trên thực tế, Armata đã được trình làng nhiều phiên bản, ví dụ như xe tăng chủ lực (MBT) T-14; xe chiến đấu bộ binh hạng nặng (BMP) T-15, xe chiến đấu hỗ trợ tăng (BMPT), Hệ thống súng phun lửa BMO-2; Pháo phản lực tầm ngắn BM-2 (TOS-2); Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV và hàng loạt loại xe với các ứng dụng khác nhau.
Những phiên bản này tương đối giống định hướng cho chương trình “Hệ thống Chiến đấu Tương lai” của Lục quân Mỹ, nhưng rất tiếc là hiện nó đã không còn tồn tại.
T-14 dường như đã từ bỏ cách thiết kế xe bọc thép truyền thống của Liên Xô/Nga. Thay vì thiết kế tương đối đơn giản, T-14 được trang bị một số tính năng rất tiên tiến chưa từng được áp dụng trong một xe tăng hoạt động ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Hơn nữa, lần đầu tiên quân đội Nga dường như đã đặt nặng khả năng sống sót của kíp xe, nhằm thúc đẩy sự chuyên nghiệp hóa quân đội của mình.
Điều ngay lập tức khiến Armata trở nên khác biệt so với bất kỳ loại xe tăng hoạt động nào khác là nó có một tháp pháo không người điều khiển, cùng với việc khoang tổ lái được ngăn cách vật lý với kho đạn. Những biện pháp này làm gia tăng khả năng sống sót của kíp lái.
Hơn nữa, xe tăng được trang bị giáp nhiều lớp thụ động kết hợp với giáp phản ứng nổ và hệ thống bảo vệ chủ động. Hệ thống bảo vệ chủ động Afghanit được cho là bao gồm các radar sóng milimet để phát hiện, theo dõi và đánh chặn các loạt đạn bay tới.
Tổng hợp lại, Armata cung cấp khả năng sống sót của tổ lái tốt hơn nhiều so với bất kỳ xe tăng nào trước đây của Nga hoặc Liên Xô.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025