Quý I/2016, xuất khẩu gạo tăng 40,8% về giá trị
Như vậy, con số trên đã đưa khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 1,59 triệu tấn và 692 triệu USD, tăng 41,6% về khối lượng và tăng 40,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Thông tin về giá gạo xuất khẩu, theo Bộ NN&PTNT, giá gạo xuất khẩu bình quân tháng 2/2016 đạt 433 USD/tấn, giảm 5,78% so với cùng kỳ năm 2015.
Về thị trường, Indonexia vươn lên là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2016 với thị phần đạt 31,42%. Xuất khẩu gạo sang thị trường này hai tháng đầu năm 2016 đạt 330,3 nghìn tấn và 131,01 triệu USD, tăng 213,1 lần về khối lượng và 196,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Trung Quốc, đứng vị trí thứ 2 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2016 với 17,15% thị phần. Hai tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 160,69 triệu tấn và 71,5 triệu USD, tăng 39,2% về khối lượng và tăng 53,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là thị trường Philippin tăng hơn 11 lần về khối lượng và giá trị, đứng thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 13,75% thị phần; thị trường Malaisia tăng 51,49% về khối lượng và tăng 49,27% về giá trị; thị trường Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng 42,27% về khối lượng và tăng 23,85% về giá trị. Các thị trường có sự giảm lớn là Bờ Biển Ngà (giảm 25,19% về khối lượng và giảm 8,04% về giá trị), Singapore (giảm 20,1% về khối lượng và giảm 21,8% về giá trị).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao