Tin tức - Sự kiện

Sạt lở đất ảnh hưởng đến người dân Đại Mạch

Việc “người Hà Nội phải đu cáp qua sông” tại xã Đại Mạch, Đông Anh Hà Nội thời gian qua thu hút sự chú ý của dư luận. Nhưng trên thực tế, người dân thôn Mai Châu chỉ dùng cáp treo để vận chuyển phân bón và nông sản từ bờ sang bãi trồng nông sản (bãi bồi). Đây là "sáng kiến" để giảm thiểu sức lao động. Nhưng sáng kiến này đã bị dừng. Vì sao?

 Trao đổi với người dân địa phương, ngày trước nơi đây chỉ là bãi đất bồi người dân có thể kéo xe, vận chuyển nông sản đi lại dễ dàng, thuận lợi. Nhưng khoảng 5 đến 6 năm nay, do việc khai thác cát bừa bãi đã làm khơi thông dòng chảy và người dân trong thôn đã không thể sử dụng con đường này nữa bởi việc thay đổi dòng chảy và sạt lở là không thể tránh khỏi. Việc vận chuyển chủ yếu của người dân đều bằng thuyền rất khó khăn…

Đến năm 2013, ông Hải ( người trong thôn) đã sáng tạo ra cách dùng cáp treo để chuyển đồ qua sông. Cách làm này rất hay, sáng kiến rất có ích bởi nó giảm thiểu được sức lao động của con người và vận chuyển được khối lượng lớn. Tuy nhiên, hoạt động chưa được bao lâu thì chính quyền xã cho dừng lại bởi “một số bài báo nói rằng cáp treo chở người”. Hơn nữa do bờ kè đã bị sạt lở rộng, việc đi lại của  dân bằng thuyền rất nguy hiểm bởi dòng nước chảy siết, vận chuyển hàng hóa nông sản gặp khó khăn hơn. 

Sạt lở nghiêm trọng tại thôn Mai Châu- Đông Anh                                                                                            

Qua tiếp xúc, hầu hết người dân ven sông bày tỏ ý kiến bất bình và bức xúc trước việc tạm dừng cáp treo và nạn khai thác cát bừa bãi gây sạt lở nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn  thôn. Bà N.T.P người dân sống ở đây cho hay, “ việc khai thác cát này xảy ra từ rất lâu, do máy hút cát lén lút hút vào ban đêm khoảng từ 7h30 tối cho đến sáng, hoặc có những hôm hút cả ngày lẫn đêm không theo thời gian cố định nào, khiến cho đời sống sinh hoạt của chúng tôi bị ảnh hưởng".

"Nhà có cháu bé mỗi lần nghe thấy tiếng máy hút cát là giật mình tỉnh dậy khóc, bức xúc lắm, lo lắng lắm nhưng chúng tôi không làm gì được họ. Cũng đã nhiều lần chúng tôi  làm đơn khiếu nại lên thôn,  lên xã nhưng xã trả lời rằng khi nào sạt hết thì sẽ cắt trả lại. Giờ lấy đâu ra đất mà trả cho chúng tôi chứ. Việc sạt lở khiến nhà bà  mất đi vài trăm mét đất. Hơn nữa, đất này là đất 64, ngĩa là đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích  sản xuất nông nghiệp PV. Như thế này thì chúng tôi sản xuất kiểu gì."

Ngay gần đó,  một phụ nữ khác là bà P.T.H phản ánh: “ Trước đây mùa cạn chúng tôi có thể đi qua bãi bồi để vận chuyển nông sản. Vài năm trở lại đây, chúng tôi không thể đi bộ hoặc xe sang do bị khơi luồng, nước chảy xiết đã phá vỡ đường đi sang bãi. Đây hoàn toàn là do việc khai thác cát gây nên.

Giờ người dân chúng tôi mất đất cũng chẳng biết kêu ai, bởi chúng tôi đã rất nhiều lần gửi đơn thư  lên các cơ quan có thẩm quyền nhiều rồi nhưng cũng không thấy hồi đáp. Giờ cứ sạt lở như thế này vào mùa mưa bão chúng tôi cũng không biết phải làm thế nào”. Theo ghi nhận của nhóm PV,  tại hiện trường đất ven sông của các hộ dân đang bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay trong vườn một hộ dân chúng tôi đã thấy biển cảnh báo nguy hiểm của bên quản lý đê điều.

 

Nhóm PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo