Siết trọng tải: Nông dân "khóc" không tại Bộ Giao thông!
Người dân hưởng lợi
PV:- Quyết định kiểm soát trọng tải xe một cách gắt gao, được Bộ GTVT triển khai từ ngày 1/4, với mục tiêu đưa ra, siết chặt trọng tải để bảo đảm cho việc các tuyến đường không bị xuống cấp nhanh chóng. Chắc hẳn, Bộ sẽ có nhiều kỳ vọng từ chiến dịch này?
Ông Lê Đình Thọ:- Thực hiện việc kiểm soát tải trọng xe đây là 1 chủ trương lớn của Đảng, Quốc Hội và Chính phủ.
Vấn đề này đã được thực hiện cách đây rất lâu rồi, nhưng có 1 giai đoạn nó chững lại, sau khi được khởi động. Thời gian gần đây được tập trung chỉ đạo thực hiện từ đầu năm 2013, khi Thủ tướng có Chỉ thị số 12.
Vì xe chở quá tải trọng sẽ tác động đến 3 yếu tố: Thứ nhất, gây mất an toàn giao thông, cái này rất thực tế, xe quá tải hầu như chủ phương tiện rất khó làm chủ được, nhất là người điều khiển phương tiện.
Tốc độ cao, đường cua, rồi vấn đề hệ thống an toàn của xe, tác động đến dễ gây tai nạn giao thông và thường gây nên những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng. Kể cả xe khách, bảo là xe khách nhưng cũng có thể chở hàng quá tải.
Thứ hai, nó tác động rất lớn là hệ thống kết cấu hạ tầng, nó biểu hiện rõ nét nhất, làm xuống cấp nhanh các tuyến đường, kể cả các tuyến đường vừa đầu tư xong nhưng lượng xe quá tải rất lớn cũng ảnh hưởng.
Thể hiện ở nhiều tuyến đường, đường QL5 chả hạn, chiều hàng vận chuyển từ Hải Phòng lên đã bị hư hỏng rất nhiều, trước chiều vận chuyển từ Hà Nội xuống, cái này nó diễn ra rất nhiều. Bên cạnh đó, nhiều tuyến đường vừa đầu tư xong đã hỏng, vì xe quá tải.
Đối tượng xe quá tải nằm chủ yếu ở 1 số ngành: các loại VLXD như mỏ sắt, quặng sắt, thép, xi măng, đất đá thi công dự án, mang tính chất nội vùng. Cho đến, vận tải tuyến đường dài kể cả xe contenair, rơ móc có tác động rất lớn.
Trong khi đấy nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng cả xe giá trị trên đơn vị sản phẩm trên kết cấu hạ tầng rất lớn.
Thứ ba, làm cho thị trường vận tải không lành mạnh, đặc biệt là vấn đề cước, tạo nên cạnh tranh không lành mạnh đến giá cước vận tải. Có tác động rất lớn đến kiểm soát trọng tải.
Vấn đề đặt ra khi thị trường vận tải cạnh tranh không lành mạnh là nó dẫn đến nhiều tiêu cực, nếu làm được thì sẽ kết nối các phương thức vận tải, sẽ hài hòa, phát huy được hiệu quả các phương thức vận tải, hiện nay có đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không và hàng hải.
Chắc chắn lần này, Bộ sẽ quyết tâm làm, đây là công việc thường xuyên chứ không phải chiến dịch, làm theo thời vụ, vì nó là quy luật tất yếu phát triển, đất nước nào thì cũng sẽ phải làm, nhiều nước chở quá khổ, quá tải họ phạt nặng hơn rất nhiều.
Nước ta thời gian này cũng lập lại trật tự kỷ cương. Đây sẽ là công việc thường xuyên của các cơ quan chức năng.
PV:- Có nhiều ý kiến cho hay, hiện nay, khi các tuyến đường đã xuống cấp nhiều, người dân thì phải đóng đủ loại phí bảo trì đường xá, thì Bộ mới tiến hành kiểm soát trọng tải, tại sao Bộ không quyết liệt từ những năm trước đây?
Ông Lê Đình Thọ:- Quỹ bảo trì đường bộ đấy là sự đóng góp của người dân nhưng việc phát huy đồng vốn ấy mới là quan trọng.
Nếu xe quá tải không phá thì đồng vốn ấy có thể đầu tư mới, không cần phải dùng để sửa chữa nữa, mà vẫn có nhiều con đường tốt, như vậy người dân sẽ được hưởng lợi.
Bây giờ vì xe quá tải mà phải sửa chữa, vốn bảo trì đường bộ phải tập trung vào việc đó quá lớn, thì hiệu quả đồng vốn không phát huy được.
Trong đấy nhiều người dân phải bỏ tiền ra cần gì, cần đường êm thuận, đảm bảo khi lưu thông trên đường, để phục vụ cho phát triển lưu thông hàng hóa, chính vì vậy, kiểm soát trọng tải mang tính chất cộng đồng xã hội rất lớn.
Nông dân "khóc" không phải tại Bộ GTVT
PV:- Trước quyết định này của Bộ GTVT, đại diện Hiệp hội vận tải Hà Nội khẳng định chuyện tăng giá cước là đương nhiên, trong khi, nông dân các mặt hàng nông sản tắc thêm tắc, cuối cùng chỉ có người dân mới phải lên tiếng kêu cứu?
Ông Lê Đình Thọ:- Bộ GTVT đã họp và đề cập đến vấn đề kết nối các phương thức vận tải, giảm tải ở đường bộ, rất nhiều DN đồng tình quan điểm này.
Họ cũng thấy được, bây giờ siết chặt như thế sẽ đẩy giá cước vận tải lên. Thế nhưng giữa các chủ hàng, các chủ vận tải họ cũng đã ngồi với nhau để bàn bạc, có những cái mỗi người phải triệt để 1 tí, tăng giá cước lên thì mỗi bên phải chia sẻ cùng gánh chịu, bên cạnh đấy tìm ra phương thức để kết nối vận tải.
Như trước đây mía đường vận tải bằng đường bộ rất nhiều thì bây giờ đã kết nối với đường thủy.
Than trước đây vận chuyển nhiều bằng ô tô, bây giờ kết nối hợp với đường thủy để vận chuyển. Như bây giờ xăng dầu cũng vậy, kết hợp vận tải đường thủy vì vận tải ven bờ rất phát triển vì nước ta có đường bờ biển rất dài.
Hay đến VLXD như xi măng, cốt thép, vận chuyển từ HN vào TPHCM thì đi đường vận tải ven biển cũng đâu có khó khăn.
PV:- Nhìn lại các chính sách ban hành thời gian gần đây, nhận thấy rằng, người gánh chịu hậu quả cuối cùng là người dân. Thực tế này liệu có chứng tỏ, có điều gì chưa ổn trong việc ban hành chính sách của Bộ Giao thông hay không và vì sao?
Ông Lê Đình Thọ:- Theo quy định của chính phủ, giá cước vận tải giao cho các DN thỏa thuận bên trong khung của nhà nước, cái đấy không phải Bộ GTVT ban hành ra quy chế, chính sách giá cả vận chuyển đó.
Mà nó do điều tiết của cơ chế thị trường, đặc biệt, giá cước là do các chủ hàng và các phương tiện vận tải thỏa thuận với nhau, dựa trên chi phí nhiên liệu, đầu ra, đầu vào cho hợp lý.
Thậm chí, không phải 1 DN có thể tự đưa giá lên hoặc 1 DN vận tải tự nhiên đòi hỏi được một giá cước lớn.
DN có hàng cần vận chuyện cũng không thể đưa lên lớn được, mà tính theo định mức cơ bản, như chi phí nhiên liệu, chi phí để tạo ra 1 giá cước, 1 đơn vị sản phẩm. Chứ không phải nâng giá cước vận tải là do chi phí lâu nay nó tồn tại.
Tôi chắc chắn, có thể họ lợi dụng đẩy vào giá cước, bây giờ phải bóc nó ra để giảm chi phí xuống.
Về việc giá cước, cả DN vận tải, rồi DN có hàng hóa cần vận tải đều có lỗi trong việc tăng giá cước vận tải, đừng đổ cho nhà nước chuyện tăng giá cước.
Vì trong cơ chế thị trường, nếu cạnh tranh lành mạnh về vận tải thì giá cước ở đâu cũng như nhau, đơn vị sản phẩm tấn/km, nếu được như vậy thì sẽ đảm bảo chi phí nhiên liệu để thực hiện được một cái sự phát triển đơn vị sản phẩm từ A -> D, như vậy giá cước sẽ ổn định.
Hội nghị của Bộ GTVT sau khi tính toán họ có thể chia sẻ với nhau được, thống nhất thỏa thuận, sẽ tính vào giá thành sản phẩm.
Bộ hứa sẽ giải quyết
PV:- Về tình hình nông sản rớt giá, nông dân khóc vì siết trọng tải, Bộ GTVT có xem xét và đưa ra hướng giải quyết gì không? Cụ thể thế nào?
Ông Lê Đình Thọ:- Vấn đề hiện tại là Bộ đang tiếp tục hoàn thiện lại hệ thống kết cấu hạ tầng, khả năng năng lực liên kết giữa các phương thức vận tải, các đầu mối giao thông, rồi kết hợp phát triển các loại hình khác nhau để gom hàng, vận chuyển như vậy giá thành sẽ giảm.
Bộ sẽ có những quyết sách để người chủ hàng, cũng như người dân sẽ có những giải quyết có lợi nhất.
PV: -Theo phản ánh của DN vận tải thì mới chỉ có 37 tỉnh thành áp dụng xử phạt gắt gao xe quá tải, còn có nhiều tỉnh thành chưa thực hiện. Người dân vi phạm thì xử phạt, giảm tải ngay, nhưng cán bộ phụ trách thì giải quyết ra sao?
Ông Lê Đình Thọ:- Lâu nay 1 trật tự XH như nước ta thì không tránh khỏi chuyện người có, kẻ không.
Thế nhưng, tôi tin tưởng nó sẽ đi đến đích, chứ làm sao nó tự nhiên một sớm một chiều hoàn thiện. Nhưng tôi tin nó sẽ rất nhanh.
Bởi vì nó điều tiết nền kinh tế xã hội hiện nay, cần có thời gian để kiểm tra và thúc đẩy sự phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế 2024- Dự báo 2025: Xuất khẩu thuỷ sản về đích 10 tỷ USD
FPT Nhật Bản đạt danh hiệu nơi làm việc tốt nhất
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam