Tin tức - Sự kiện

Sốc: Loài cây "đẻ" ra vàng

(DNVN)-Một nghiên cứu khoa học chỉ ra một loại cây có thể "đẻ" ra vàng mỗi khi thời tiết khô hạn.

Loại cây khiến các nhà khoa học thực sự sốc khi tự "đẻ" ra vàng vào mùa hạn hán này lại là loài cây khá quen thuộc ở Việt Nam, đó là cây Bạch đàn - hay còn gọi là cây Khuynh diệp. Bạch đàn tồn tại và phát triển ở hầu hết tất cả các quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Các nhà khoa học đã tìm thấy vàng trong kết cấu của lá bạch đàn.
Các nhà khoa học đã tìm thấy vàng trong kết cấu của lá bạch đàn.

Các nhà nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ Khối thính vượng chung Tây Australia đã công bố trên tạp chí Nature Communications rằng Bạch đàn chính là trường hợp duy nhất phát hiện vàng ở trạng thái tích hợp trong một sinh vật sống hoàn toàn tự nhiên. Giải thích về hiện tượng cây "đẻ" ra vàng này, các nhà khoa học cho rằng rễ của bạch đàn có thể đâm sâu tới 40m để tìm kiếm nguồn nước và chất dinh dưỡng. Trong quá trình đó, những cây bạch đàn gần các mỏ vàng đã vô tình ‘hút’ cả những bụi vàng trong lòng đất, sau đó dịch chuyển lên lá cây.

Tuy nhiên, người phát ngôn của nhóm nhà khoa học này lại cho biết : "Lượng vàng trong lá cây bạch đàn rất ít, chúng chỉ nằm trong khoảng 0,000005% mỗi chiếc lá và phải dùng tới sự "giúp đỡ" của tia X chúng tôi mới có thể phát hiện ra lượng vàng này.

Giá trị có thể ứng dụng dễ dàng nhất của nghiên cứu này là lá cây chứa vàng có thể cung cấp cho các công ty khai khoáng một cách nhận biết không tốn kém và thân thiện với môi trường về nơi có thể khoan tìm kim loại quý. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: "Vàng có thể độc hại với cây cối nên bị dịch chuyển tới các đầu mút của cây như lá, hoặc tới các vùng đặc biệt bên trong tế bào để làm giảm các phản ứng sinh hóa độc hại".

Với việc tìm ra lượng vàng trên cây bạch đàn, các nhà khoa học đang rất hy vọng về việc sử dụng loại cây này trong việc phát hiện các mỏ kim loại quý thay thể cho các hóa chất độc hại, đồng thời bạch đàn còn có thể khắc phục hậu quả ô nhiễm của các mỏ vàng thời "hậu khai thác".

Nên đọc
Ngô Chức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo