Sốc: “Nghi lễ tẩy rửa” nạn nhân bị cưỡng hiếp 8 tháng
Đang sống hạnh phúc cùng chồng và 2 người con trong căn nhà nhỏ ở thành phố Surat, bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ, người phụ nữ 23 tuổi (được giấu tên) đã bất ngờ bị bắt cóc vào tháng 7 năm ngoái. Kể từ đó, cô bị một nhóm gồm 5 người đàn ông liên tục cưỡng hiếp suốt nhiều tháng liền. Được trở về nhà sau tai nạn, nhưng lúc này cô đang mang thai đứa trẻ oan nghiệt. Vì cái thai quá lớn nên Tòa án tối cao Gujarat đã bác bỏ đơn xin phá thai của cô.
Giờ đây, cô đang sống cùng 2 đứa con trong căn nhà 2 gian ở Devaliya, Ranpur Taluka, Gujarat. Những người thân trong gia đình nhà chồng không muốn cưu mang cô. Trong khi đó, chồng cô cũng bỏ đi, để lại cha mẹ của anh ta cho cô chăm sóc. Mặc dù rất vui mừng khi con gái được trở về nhưng cha mẹ ruột của người phụ nữ này vẫn luôn đau đáu vì nghĩ rằng đứa trẻ trong bụng con gái sẽ ảnh hưởng xấu tới cả gia đình.
"Tôi còn có 2 đứa con nữa chưa kết hôn. Nếu con bé mà sinh ra đứa trẻ đó, chẳng ai còn muốn kết hôn với 2 đứa con còn lại của tôi nữa cả", mẹ của người phụ nữ đáng thương chia sẻ. "Cách duy nhất là nó sẽ phải trải qua nghi lễ "chokha thavani viddhi" (nghi lễ tẩy rửa) và khi đó, người dân trong làng sẽ quyết định số phận của con bé", người mẹ nói thêm.
Người mẹ trẻ đang mang thai chờ ngày bị xét xử trong tòa án của làng - Ảnh: BBC
Quyền lực của túi lúa mì
Nghi lễ mà bà mẹ cô gái trẻ vừa nói chỉ tồn tại trong những ngôi làng thuộc cộng đồng Devipujak ở Gujarat. Cộng đồng này duy trì một hệ thống tôn giáo và hệ thống đẳng cấp rất hà khắc. Họ có những “tòa án cộng đồng” giải quyết mọi vấn đề theo cách riêng, trong đó có phản bội và cưỡng hiếp. Hiện chưa rõ quan điểm của giới cầm quyền ở địa phương với những tập tục này ra sao, nhưng tới nay chúng chưa bao giờ bị cảnh sát điều tra.
Một người lớn tuổi trong làng là Odhabhai Devipujak giải thích về nghi lễ tẩy rửa. Theo đó, sẽ có một thầy tế đảm nhiệm việc này. Vai trò của người thầy tế đó đã tồn tại từ trước khi có tòa án và cảnh sát. Trong lúc tiến hành nghi lễ tẩy rửa, vị thầy tế sẽ hỏi “bị cáo” rất nhiều câu hỏi khác nhau và sau đó sẽ kiểm tra tính trung thực của những câu trả lời bằng cách lấy từ trong túi lúa mạch ra một nắm hạt nhỏ. Vị thầy tế sẽ yêu cầu người bị thẩm vấn nói xem số hạt lúa mạch có trong tay ông là chẵn hay lẻ.
Nếu cô gái đoán sai, ông ta sẽ kết luận những câu trả lời của cô là gian dối. Và khi đó cô sẽ phải tiếp tục một thử thách khác, đặt tảng đá nặng 10kg lên đầu và phải giữ nguyên trong suốt thời gian dài tới lúc vị thầy tế chấp nhận là cô đã nói thật.
Người lớn tuổi nói: “Đôi khi phải mất nhiều tháng trời để có thể tẩy uế cho những người thoạt tiên nói dối, nhưng vì nữ thần biết tất cả nên rốt cuộc họ cũng phải nói ra sự thật”.
Bị ruồng bỏ
Một người già làng nói thêm "Một khi cô gái đã vượt qua được nghi thức tẩy uế, không ai có quyền được chỉ trỏ, xua đuổi cô gái cũng như những người thân trong gia đình cô. Thế nhưng, nếu cô ấy không thể vượt qua được nghi lễ truyền thống và thần thánh cho rằng cô ấy không trong sạch, cô ấy sẽ bị ruồng bỏ, khai trừ khỏi cộng đồng".
Sardarsinh Mori, 1 người bạn của gia đình nạn nhân bị cưỡng hiếp, cho biết nghi lễ tẩy rửa thường chỉ áp dụng với phụ nữ. "Bất cứ người đàn ông nào nghi ngờ vợ mình hoặc 1 cô gái nào chưa kết hôn mà bị cáo buộc có quan hệ bất chính, "nghi lễ tẩy rửa sẽ" sẽ được thực hiện. Với nam giới, các tòa án cộng đồng sẽ chỉ thực hiện bài kiểm tra nói dối chứ không thực hiện nghi lễ tẩy rửa", anh Mori nói.
Khi "bản án" dành cho người phụ nữ đáng thương còn chưa được định đoạt, chồng của nạn nhân cho biết anh sẽ chờ vợ mình. "Tôi sẽ ở bên và chờ đợi cô ấy. Chúng tôi đã có 2 con và tôi không thể kết hôn với ai nữa", người chồng chia sẻ.
Trong khi đó, nạn nhân cho biết một phần cô muốn giữ lại đứa con trong bụng, nhưng số phận của cô và đứa trẻ đều nằm trong tay 100, 200 người tham gia nghi lễ tẩy rửa kia. "Nếu tôi sai, Chúa sẽ cho họ biết", cô nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất