Tin tức - Sự kiện

Soi cấu hình của "kẻ hủy diệt" BMPT-72 vừa được "thử lửa" ở Syria

Sau các đợt thử nghiệm khả năng chiến đấu ở Zapad-2017 hay ngay tại chiến trường Syria, Quân đội Nga đã lựa chọn được thiết kế cuối cùng của dòng phương tiện chiến đấu hổ trợ tăng BMPT-72.

Trong một đoạn video được Tập đoàn Uralvagonzavod công bố mới đây đã cho thấy được một phần cấu hình của dòng phương tiện chiến đấu hổ trợ tăng BMPT-72 sẽ được trang bị cho Quân đội Nga trong thời gian sắp tới. Và đây là kết quả của các đợt thử nghiệm trên thực địa của BMPT-72 tại Belarus và Syria trong năm 2017. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.

Cùng lúc đó hãng thông tấn Sputnik dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga hôm 20/3 cho biết, “Quyết định chính về việc đưa vào trang bị BMPT-72 đã được ban hành. Việc ký kết các văn bản liên quan dự kiến sẽ sớm được thực hiện.” Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.

Từ các dữ kiện trên có thể thấy Quân đội Nga đã lựa chọn được cấu hình hoàn chỉnh cho BMPT-72, và với những hình ảnh mới về phương tiện chiến đấu hổ trợ tăng do Uralvagonzavod công bố thì nhiều khả năng Nga sẽ trang bị biến thể BMPT-72 “Terminator 2” được giới thiệu lần đầu tiên trong năm 2016. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.

Như đã biết, xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT ra đời từ yêu cầu cấp thiết rút ra sau cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, tại đây các đơn vị xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga đã phải chịu tổn thất nặng nề khi tác chiến trong môi trường đô thị. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.

Để có thể bảo vệ xe tăng trước các đòn đánh từ trên cao, bất ngờ, từ cự ly gần..., Nga đã sử dụng khung gầm xe tăng T-72 và tích hợp một tháp pháo nhẹ có khả năng xoay trở rất nhanh, trên đó gắn 2 khẩu pháo 2A42 cỡ 30 mm với cơ số đạn lớn, có thể bắn được vào các vị trí mà khẩu pháo 2A46 125 mm trên xe tăng khó, hoặc không thể tác xạ nhanh và chính xác. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.

Đi kèm theo pháo 2A42, BMPT đời đầu còn có thêm 4 tên lửa chống tăng Ataka và 2 súng phóng lựu tự động AGS-17 bố trí bên sườn, có thể cùng lúc tiêu diệt 3 mục tiêu đối phương, kíp chiến đấu của chiếc chiến xa này lên tới 5 người. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.

Cho tới thời điểm hiện tại Uralvagonzavod đã phát triển ít nhất ba biến thể BMPT cho Quân đội Nga gồm BMPT, BMPT-72 và BMPT-3. Trong đó BMPT-3 sử dụng khung gầm bánh xích của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Tuy nhiên, cấu hình của BMPT-3 không khác mấy so với BMPT-72 ngoài trực việc nó được nâng cao khả năng tự động hóa. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.

Dựa trên nhiều nguồn tin hiện tại Uralvagonzavod đang gấp rút hoàn thiện lô BMPT-72 đầu tiên cho Quân đội Nga nhằm chuẩn bị cho lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít vào 9/5 sắp tới. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.

Cấu hình của BMPT-72 sắp được Quân đội Nga trang bị thử nghiệm sẽ không khác gì các biến thể đã xuất hiện ở cuộc tập trận Zapad-2017 hay biến thể từng tham chiến ở Syria. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.

Khái niệm xe chiến đấu hổ trợ tăng BMPT là một định nghĩa quân sự hoàn toàn mới trên thế giới. Hiện tại BMPT là sự bổ sung tuyệt vời cho các đơn vị bộ binh cơ giới Nga, khi nó giúp lấp đầy các khoảng trống hỏa lực giữa xe tăng chiến đấu chủ lực và xe chiến đấu bộ binh trên chiến trường. Nguồn ảnh: gurkhan.blogspot.

Bản thân BMPT cũng là một trong những phương tiện chiến đấu được trang bị tổ hợp vũ khí tự động đầu tiên của Nga, và có thể xem nó là tiền đề ban đầu của siêu tăng T-14 Armata. Chính vì thiết kế trên BMPT còn được mệnh danh "Terminator" trên chiến trường của Quân đội Nga khi hoạt động gần như một mẫu robot chiến đấu tự hành. Nguồn ảnh: gurkhan.blogspot.

Cách người Nga phân bố BMPT trên chiến trường cũng khá đặc biệt, khi cứ hai chiếc BMPT sẽ đi kèm một xe tăng chiến đấu chủ lực lấy ví dụ ở đây là T-14 Armata, đó là ở điều kiện tác chiến ở môi trường thông thường. Còn ở môi trường tác chiến đô thị con số này sẽ đảo ngược lại là hai chiếc T-14 Armata đi kèm một chiếc BMPT. Đội hình trên được xây dựng dựa trên các tính toán lẫn thống kê của Quân đội Nga về điểm mặt và yếu của một chiếc xe tăng khi phải hoạt động ở nhiều môi trường tác chiến khác nhau. Nguồn ảnh: gurkhan.blogspot.

Tổ hợp tháp pháo cỉa BMPT-72 được tự động hóa hoàn toàn và nằm tách biệt khỏi vị trí của kíp chiến đấu và dù mang theo nhiều vũ khí nhưng cấu trúc tổ hợp vũ khí trên BMPT-72 vẫn khá gọn. Tổ hợp này còn được tích hợp sẵn hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến với khả năng phát hiện mục tiêu xe tăng cách 5.000m trong điều kiện ban ngày và 3.500m ban đêm với kính ngắm hồng ngoại. Nguồn ảnh: gurkhan.blogspot.

Hệ thống vũ khí trên BMPT-72 có thiết kế nổi bật hơn hẳn so với BMPT-1 nhưng chúng có cấu hình gần như tương đương với bộ đôi pháo tự động 30mm 2A42, hai súng phóng lựu 30mm AG-17D, một súng máy 7.62mm PKTM và quan trọng nhất vẫn là cụm bốn tên lửa chống tăng dẫn đường 9M120 Ataka-T. Nguồn ảnh: Gurkhan.blogspot.

Dù có trọng lượng lên đến 44 tấn nhưng BMPT-72 vẫn có thể di chuyển với vận tốc 60km/h và có tầm hoạt động 500km, tất cả đều là nhờ vào hệ thống động cơ diesel V-84MS hoặc V92S1 có công suất 1.000 mã lựa của nó. Nguồn ảnh: Gurkhan.blogspot.

Nên đọc
Theo Kiến thức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo