Sức mạnh kinh tế tư nhân trong huy động nguồn lực để làm giàu
Mặt khác, kinh tế tư nhân cũng gắn liền với kinh tế tri thức - ở đó, sản phẩm và dịch vụ của nó đòi hỏi có chứa hàm lượng chất xám cao và tư liệu sản xuất của nó chính là “chất xám” - một loại tư liệu sản xuất mang đặc trưng của sở hữu tư nhân.
Thực tế đời sống kinh tế của đất nước cho thấy, kinh tế tri thức hầu như không thể thuộc về sở hữu Nhà nước, vì đây là loại tư liệu sản xuất đặc thù, không dễ và không thể bị chiếm hữu về tư liệu sản xuất. Chúng ta có thể thấy sự phát triển thành công của những Tập đoàn tư nhân, như FPT, Hoa Sen, VietjetAir…, là những điển hình nhờ mô hình tư nhân hay các hình thức kinh tế đó, dạng công ty TNHH, công ty cổ phần mới có thể thu hút và khai thác tốt mọi nguồn lực, nhất là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và nguồn chất xám từ khắp nơi trên thế giới.
Trong lịch sử phát triển của đất nước từ ngàn năm qua, mọi thời đại đều coi trọng và đề cao việc huy động sức dân. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao tư tưởng vi dân:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu,
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Hai câu thơ trên đã chỉ rõ sức mạnh của một quốc gia, một dân tộc đang tiềm ẩn trong mỗi người dân.Từ sự vận dụng tư tưởng đó, chúng ta đã triển khai thành công thế trận chiến tranh nhân dân để giành thắng lợi trong giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chúng ta cũng đã thành công trong giữ vững an ninh tổ quốc nhờ biết vận dụng sáng tạo để giữ vững thế trận an ninh nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Rất tiếc, đến nay chúng ta mới lại đề cập đến việc phải chú trọng vai trò “kinh tế tư nhân”, mà trước nay chúng ta xem nhẹ hay phủ nhận nó và bây giờ mới được nhận thức lại sau một thời gian dài nền kinh tế Việt Nam đã bị tụt hậu nhiều căn nguyên. Không còn nghi ngờ gì nữa, sức mạnh của nền kinh tế Việt nam nằm trong tay mỗi người dân Việt, và nó được gọi là kinh tế tư nhân.
Quản lý kinh tế, cái “lý” của kinh tế đang nằm ở chỗ là phải mở đường để người dân bung ra, mà ta gọi là kinh tế tư nhân. Đó là cái “lý”, hay đúng ra đó là qui luật, là biện chứng, là bất biến; nó mãi mãi đúng và không ai có thể cưỡng lại được! Khi Nhà nước còn dùng thuật ngữ “kinh tế tư nhân” chứng tỏ rằng Nhà nước còn phân biệt đối xử giữa hai thành phần kinh tế, tư nhân và Nhà nước.
Chúng ta đã trải qua hai giai đoạn cách nhau 30 năm: khi kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa và hiện nay đã hội nhập khá sâu rộng trong khu vực và thế giới. Việc quản lý doanh nghiệp có sự khác biệt giữa hai giai đoạn này. Làm phép so sánh sau đây liên quan đến chuyện khởi nghiệp của hai thời kỳ để thấy rõ kinh tế tư nhân được đặt ra lúc này là phù hợp:
Yêu cầu |
Mới mở cửa |
Hiện nay |
Kỹ năng |
Chạy chọt, móc ngoặc |
Chuyên nghiệp |
Trình độ quản lý |
Thấp |
Bài bản khoa học |
Chất lượng sp dv |
Thấp |
Cao hơn |
Thương hiệu |
Chưa chú trọng |
Rất chú trọng |
Cạnh tranh |
Thấp |
Khốc liệt |
Thu hút đầu tư |
Hạn chế |
Mạnh và đa dạng |
Nếu nhìn nhận một cách toàn diện hơn, chúng ta có đầy đủ lòng tin về sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân nay mai, góp phần vào việc phát triền nền kinh tế đất nước nhanh, mạnh và bền vững trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa đầu thế ký 21 này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 7/11/2024: USD tăng mạnh sau khi Donald Trump giành chiến thắng
Giá vàng ngày 7/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Đà Nẵng: Lượng khách du lịch lưu trú qua đêm tăng mạnh
Sau khi ông Trump thắng cử, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tuần
Vi phạm quy định hạn chế giao dịch ký quỹ, Chứng khoán DNSE bị xử phạt
Giá nông sản ngày 7/11/2024: Cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giảm mạnh