Ta trong mắt Tây
“Thật cực kỳ thô lỗ”
Như thường lệ, nhóm tiếng Anh nhiều quốc tịch tại một trung tâm ngoại ngữ tại Sại Gòn ngồi với nhau bàn chuyện phiếm trước giờ lên lớp. Thế nhưng đề tài quen thuộc của nhóm này chưa thể bắt đầu vì mọi chú ý đổ về một thông báo hơi bất thường trong phòng giáo viên.
Ngoài những thông tin thường thấy trên tấm bảng, còn có thêm một mảnh giấy ai đó dán thêm: “thật cực kỳ thô lỗ và thiếu suy nghĩ nếu như đến chỗ làm mà nói xấu đất nước các bạn đang sinh sống, làm việc, con người mà ta tiếp xúc hàng ngày”. Tác giả của “thông báo” trên là Simon Lang, một giáo viên người Úc đang giảng dạy tại trung tâm. Lang nói chẳng đặng đừng anh mới tự tay viết ra những dòng như vậy vì: “tôi không thể chịu được những đồng nghiệp “ghiền” càm ràm phê phán Việt Nam mỗi ngày. Trong cuộc sống tại bất cứ đâu, ai mà không có những lúc bực dọc với điều kiện sống chung quanh. Chúng ta có thể bức xúc, có thể phàn nàn, nhưng nếu cứ làm như vậy mỗi ngày và lôi kéo cả người khác vào cuộc thì không thể nào chấp nhận được. Lang cho biết anh tâm đắc nhất với câu kết luận mình viết trong mảnh giấy: “Việt Nam, suy cho cùng vẫn là một nước đáng sống. Không ai cấm chúng ta phê phán, phàn nàn. Nhưng nếu không làm như vậy với một thái độ xây dựng, đóng góp cho những thay đổi tốt đẹp hơn nữa để nói về Việt Nam, thì tốt nhất là: Đừng sống ở đất nước này nữa”.
Chỉ cần dành thời gian khám phá.
Câu chuyện xảy ra cũng gần hai năm nhưng tính thời sự vẫn còn. Trên một cộng đồng mạng, những cuộc cạnh tranh về thái độ, cạnh tranh của cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đối với môi trường sống bản địa luôn sôi nội. Không hẹn mà gặp, rất nhiều ý kiến về “người Việt Nam xầu xí” mặt này, mặt kia thu hút nhiều ý kiến trái chiều nhất. Bên “đối lập” thì đưa ra những mặt tiêu cực của Việt Nam và con người bản địa thông qua những câu chuyện của chính minh; bên “ôn hòa” thị đặt câu hỏi: liệu có công bằng không khi đưa ra những nhận xét đó chỉ thông qua vài việc cá nhân? Tuy nhiên có một điều mà dường như người nước ngoài thừa nhận: Khi tụ tập lại với nhau, người nước ngoài có xu hướng “càm ràm” về đất nước họ đang sống cái đã. Ông Tim Russell, chuyên gia du lịch người Anh từng sống tại Việt Nam hơn mười năm nói: “chúng tôi thường sa đà vào những mặt tiêu cực mà nhiều khi không chịu bỏ thời gian suy nghĩ về những điều đã giữ mình lại Việt Nam. Có những người nước ngoài vốn thất nghiệp tại đất nước họ, sang Việt Nam tìm được công việt tốt, thu nhập cao, cuộc sống đảm bảo an nhàn tại đây, tự nhiên thấy “trên cơ” người Việt. Những người đó hay công kích vì họ không biết hay cố tình không biết đất nước và con người tại đây có rất nhiều thứ để họ học hỏi”.
Đồng quan điểm trên ông , Grent Chenrery, một người Anh khác cho rằng “sau sáu năm sinh sống tại Việt Nam, tội nhận ra rằng chỉ những ai không chịu hòa mình vào cuộc sống của người Việt Nam, tương tác với người Việt hàng ngày mới là những người thiếu niềm tin vào những điều tiêu cực ở đây nhất. Chỉ cần bỏ thời gian khám phá, không ai có thể phủ nhận luôn có những con người địa phương lúc nào cũng hồn hậu, thân thiện và phóng khoáng luôn ấn tượng tốt trong lòng người nước ngoài về một đất nước hiền hòa, mến khách”.
Những đặc trưng
Nói người nhưng phải nhìn lại mình. Cũng không thể trách người nước ngoài nếu nhìn tiêu cực, cho dù phiến diện, một khi những gì ảnh hưởng trực diện và tiêu cực nhất đến hình ảnh của đất nước do chính người Việt tạo ra cứ tiếp tục tồn tại. Taxi chặt chém từ lâu được du khách coi là một loại “cướp cạn”. Họ cứ mãi phàn nàn, khiếu nại, kêu gào trong khi hết đợt trấn áp này đến đợt khác vẫn chưa giải quyết được tận gốc vấn đề. Rồi chất lượng của những dịch vụ du lịch khác vẫn cứ ì ạch sau các nước trong khu vực. Rồi giá cả chặt chém cùng những hình ảnh phản cảm đập vào mắt người nước ngoài, du lịch hay định cư tại đây, trở nên chán không buồn nói nữa.
Tuy vậy, vẫn luôn có những câu chuyện nhỏ được cộng đồng người nước ngoài truyền cho nhau về những đặc trưng rất đỗi Việt Nam. Khi một người Hà Lan bị tắt máy xe trong đêm, ông được một nhóm thanh niên người Việt phụ đẩy xe và đi mua xăng giúp, hăm hở và nhiệt tình. Một anh nhà báo tự do người Mỹ say sưa kể về chầu bia “tới bến” với một người thợ sửa xe ven đường vá xe miễn phí cho mình. Hay một anh chàng khác sau khi chay xe tông nát quán cà phê ven đường và chuận bị tinh thần móc túi bồi thường, lại nhận được một cái vỗ vai thân tình từ khổ chủ “Chuyện nhỏ! Xui mà thôi”. Nhà báo tự do người Mỹ nói trên cho biết vì sao anh yêu đất nước này, chính là những con người như thế và không một người nước ngoài nào đến đây sinh sống không muốn nghe và được chính mình tương tác với những người Việt hồn hậu kia. Thế nhưng, guồng máy “tây phương hóa” tại Sài Gòn nơi anh lập nghiệp, lại đang làm giới hạn những con hẻm nhỏ tại Sài Gòn, nơi có ông sửa khóa dạo, hỏi thăm bà bán chè, rồi tán gẫu với anh xe ôm. Thế nhưng các đồng nghiệp trong văn phòng chỉ toàn huyên thuyên với tôi là đi uống cà phê Starbucks ra sao, đi Singapore mua sắm như thế nào....
Nhấp một ngụm cà phê nửa đá bên lề đường, nhà báo ấy khẽ thở dài “Tôi rất ngán nghe những chuyện như vậy. Mà đó cũng đâu phải là Việt Nam”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế 2024- Dự báo 2025: Xuất khẩu thuỷ sản về đích 10 tỷ USD
FPT Nhật Bản đạt danh hiệu nơi làm việc tốt nhất
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất